Chương 6: Các Vụ Tổ Chức Đánh Bạc Của Năm Cam Tại Sài Gòn

Năm cam là một tên trùm cờ bạc có “thâm niên” từ thời chế độ nguỵ sài gòn. Có thể khẳng định rằng “nghề nghiệp” chính của hắn là tổ chức sòng bạc. Và từ các sòng bạc này ,Năm cam tiến hành tụ họp đồng bịn và thực hiện các hoạt động phạm pháp khác.

Cung cách ăn chia của một sòng bạc cơ bản là như thế này : Tiền lời phần hùn làm cái được chia làm 10 phần trong ngày gọi là tiền “đầu mười”: Ba Mạnh 1 phần, Năm cam 1 phần, còn 8 phần chia đều theo mức góp vốn cho các phần hùn làm cái. Năm cam lấy một đầu mười (1/10) của mình chia lại cho Thảo , Nguyễn Văn Thọ *Thọ “đại uý”) và Nhã mỗi tên 2 phần, còn lại Năm Cam 4 phần. Nếu cái thua thì chủ sòng cũng chia theo tỉ lệ trên để thu lại tiền bù đắp vào phần hùn làm cái cho ngày hôm sau sòng bạc tiếp tục hoạt động. Với cách ăn chia như trên chúng khuyến khích các con bạc hùn vốn làm cái trong sòng bạc. Mỗi phần hùn làm cái là 1.000.000 (một triệu) đồng. Các con bạc hùn vốn làm cái thì bọn chủ sòng thực hiện được 2 mục đích: một là con bạc có vốn trong sòng bạc, có quyền lợi gắn bó với sòng bạc, thường xuyên đến đánh bạc nên bọn tổ chức thu được nhiều tiền xâu; hai là chủ sòng lợi dụng được vốn của con bạc, không phải bỏ vốn vào sòng bach nhưng sòng bạc vẫn hoạt động được, vẫn được chia nhiều tièn lời của phần hùn khống làm cái. Do đó trong suốt thời gian mở sòng bạc, Tô Văn Tốt và Năm cam chưa phải xuất vốn cho sòng bạc.

Các dụng cụ phương tiện đánh bạc

Tô Văn Tốt đã đặt thợ làm ra và mua sắm các dụng cụ phương tiện đánh bạc gồm:

-Bộ bát, đĩa dùng để nhà cái lắc đồng vị.

-Các miếng “đồng vị” được làm từ một lá bài cỡ nhỏ “bài tây 54 lá” cắt thành 4 hình tròn.

Chiếu bạc được làm bằng tấm vải simili lớn kẻ ô, một bên ô đánh số chẵn 2-4-6 , một bên ô đánh số lẻ 1-3-5 và khoảng 400 miếng phỉnh thay thế cho tiền mặt, để cho các con bạc đánh với số tiền lớn thì đổi ra phỉnh cho dễ tính.

Phỉnh được làm bằng vải simili hình chữ nhật có chiều rộng 7 cm, chiều dài 13 cm, 4 góc đục 4 lỗ, trên mặt phỉnh in 2 hình dấu: hình tròn in một chữ trung quốc, dịch ra tiếng việt là chữ “lý”, hình vuông in 3 dòng chữ trung quốc dịch ra tiếng việt “công ty Tân Đức Thái thuộc công ty Hàn”. Phỉnh có 3 loại, theo quy ước của bọn tổ chức sòng bạc: loại màu vàng tương đương 500.000 đồng/phỉnh, màu trắng xám tương đương 1.000.000 đồng/phỉnh, màu xanh tương đương 5.000.000 đồng/phỉnh.

Hình thức đánh bạc xóc đĩa. Các con bạc chọn ô (chẵn hoặc lẻ) trên chiếu bạc để đặt tiền(nếu đặt tiền với số lượng lớn thì đổi ra phỉnh). người ngồi xóc bỏ 4 miếng “đồng vị” vào bát, úp chiếc bát lại và lắc. Khi mở bát nếu 4 miếng “đồng vị” có 2 sấp 2 ngửa hoặc cả 4 sấp hoặc 4 ngửa thì cái thua ở ô chẵn, ăn ở ô lẻ và ngươicj lại 4 miếng “đồng vị” có 1 sấp hoặc 1 ngửa hoặc 3 sấp hoặc 3 ngửa thì con bạc đặt ở ô lẻ ăn.

Từ tháng 10.1999 đến lúc bị phát hiện bắt giữ, bọn chúng đã lập ra sòng bạc sóc đĩa hoạt động tại các địa điểm sau:

– Nhà Trương Thoại số 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8(từ tháng 10.1999 đến 4.2000)

Tô Văn Tốt thuê nhà Trương Thoại tại số 74/18 Trân Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 để đặt sòng bạc với giá
400.000 đồng/ngày và thuê nhà Lê Định Quốc tại 74/16 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 với giá 30.000 đồng/ngày để đặt két sắt và thủ quỹ ngồi giữ tiền cho sòng bạc.

Để có thêm tay chăn giúp Nguyễn Văn Nhã quản lý điều hành sòng bạc, bọn chúng thu nạp một số tay chân thân cận có bề dày phạm tội đánh bạc, trôm cắp, cướp giật như: Phạm Văn Minh (Minh “bu”), Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn “tăng”), Lê Đình Quang (Quang “hói”), Trung “heo”, Nguyễn Ngọc Chung (Chung Tâm), và Nguyễn Hoàng Khương (con của Nguyễn Văn Nhã), Trần Văn Lợi (Lợi “hói”) thay phiên làm cái (xóc đĩa); Bùi Viết Hùng, Tùng Béo, Nguyễn Văn Hơn (út “mỡ”)và Vũ Thế Khải làm nhiệm vụ giám sát: Mã Chung Phát (phệt), Tăng Văn Sên, Trịnh Chảy (Bé Dỹ), Đào Thế Minh (Lực) làm nhiệm vụ chung chi cho chủ sòng (vai trò “hồ lỳ”); Lê Thị Thu Hà (hà “trề”-vợ Phạm Văn Minh) làm thủ quỹ giữ tiền của sòng bạc tại nhà 74/16 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8, Phạm Thị Thu Trang (con Hà “trề”) làm nhiệm vụ giữ phỉnh đổi tiền cho con bạc trong sòng bạc; Đặng Thị Bé, Liên, Nguyễn Thị Kim Hoà (em họ của Thảo “ma”) phục vụ dọn dẹp, ăn uống, khăn lạnh cho con bạc. Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Thành Hiệp và tên Thông làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ, chỉ dẫn con bạc vào sòng bạc. Mỗi ngày bọn chúng được Ba Mạnh, Sáu Nhà tar công từ
80.000 đồng đến 120.000 đồng.

Hàng ngày sòng bạc hoạt động từ khoảng 14 giờ đến khoảng 22 giờ. trước khi sòng bạc mở cửa Trang nhận từ Hà 20.000.000 đồng tiền mặt và 180.000.000 đồng tiền phỉnh đem vào sòng bạc làm cái.

Cái thua thì lấy thêm tiền từ Hà đem vào sòng bạc. Nếu cái ăn thì Trang lấy tiền từ sòng bạc đem cho Hà cất giữ. SÒng bạc hoạt động được nửa tháng thì Lê Thị Thu Hà đưa Trần Thị Lan Anh (tự Sơn) vào thay Hà làm thủ quỹ giữ tiền cho sòng bạc. Tiền của chủ sòng bạc được đựng trong một chiếc tủ sắt nhỏ để trong phòng ngủ của Lê Đình Quốc. Sau đó , Anh đưa Lương Tiểu Chánh vào thay Trang làm nhiệm vụ giữ phỉnh đổi tiền được gần 3 tháng. Do Chánh mê đánh bạc và tự tiện cho con bạc vay mượn làm thâm hụt tiền quỹ nên Hà cho Chánh nghỉ việc, giao Hoà và thị Phượng (Hoà và Phượng đều là em ruột của Thảo “ma”) thay nhiệm vụ của

Chánh. Khi sòng bạc mở cửa những ai hùn vốn làm cái thì báo cho Chánh hoặc Phượng ghi số lượng phần hùn và nộp tiền hùn vốn cho Anh (Sơn).

Các con bạc tham gia đánh bạc gồm có Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Ngọc Chung, Bùi Viết Hùng, Vũ Thế Khải, Tạ Đắc Lung, Tăng Văn Sên, Đào Thế Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Ngọc Kim, Nguyễn Thị Kiệm, Phạm Thị Lượng, Hồ Thị Út, Nguyễn Thị Kim Hoà, Nguyễn Khánh Quốc, Phạm Văn Lắm,Kiều Văn xường, Nguyễn Thị Thuỷ(Nguyễn Thị Kim Ngân), Lê Đình Bang, Trần Văn LỢi, Phạm Văn Đào, Phạm Công Tuyến, Trần Văn Cường, Trung Heo, Dũng Cận, Đặng Văn Chung, Lương Tiểu Chánh, Trần Quốc Dân (Gia), Triệu Tô Hà(Tài Ngạn), Nguyễn Duy Dũng (Dũng “đui”), Phạm Văn Đào, Lâm, Thành , Man , Nam… Mỗi ván con bạc đặt từ 50.000 đồng đến 5.00.000 đồng, nếu con bạc thắng chủ sòng thu 5%/ván. Chủ sòng khuyến khích các con bạc tham gia hùn tiền làm cái. Tổng số tiền làm cái mỗi ngày từ 800.000.000 triệu đến 1 tỉ đồng.

Bảo vệ sòng bạc gồm các tên Nguyễn Thành Hiệp, Nguyễn Minh Tiến, và tên Thông chịu trách nhiệm bảo vệ, cảnh giới vòng ngoài, nếu phát hiện có công an thì Hiệp làm ám hiệu cho tên ngồi trước cửa sòng bạc báo cho chủ sòng tẩu tán, chạy trốn.

Ngày 26.1.2000 Phạm Văn Minh phạm tội giết người, bỏ trốn, Năm Cam và Tô Văn Tốt (Ba Mạnh) ra lệnh sòng bạc tạm nghỉ.

Khoảng tháng 2.2000 Năm cam và Ba Mạnh giao cho Nguyễn Văn Nhã mở lại sòng bạc xóc đĩa tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13 quận 8. Thành phần tham gia tổ chức sòng bạc, cách thức ăn chia và các con bạc vẫn giữ nguyên như cũ. Cuối tháng 4 đầu tháng 5.2000 Tô Văn Tốt chết đột ngột nên Năm Cam cho sòng bạc tạm ngưng hoạt động.

Khi sòng bạc hoạt động, mỗi ngày Tô Văn Tốt và Nguyễn Văn Nhã giao cho Trương Thoại 160.000 đồng đi phân phát cho 8 hộ dân trong hẻm 74 Trần Nguyên Hãn quận 8 mỗi hộ 20.000 đồng để các hộ này không tố giác hành vi phạm tội của chúng. Ngoài ra hàng ngày Nguyễn Văn Nhã giao cho Tô Văn Tốt 3.300.000 đồng trong đó trả tiền nhà 400.000 đồng, tiền bảo vệ sòng bạc 300.000 đồng, còn lại 2.600.000 đồng Tốt dùng cho hối lộ cho một số cán bộ có trách nhiệm phòng chống tội phạm tại quận 8 nhằm bảo vệ cho sòng bạc hoạt động an toàn.

-Nhà Nguyễn Thị Liên số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Khoảng cuối tháng 1.2001 (hạ tuần tháng chạp năm Canh Thìn), Nguyễn Văn Nhã bàn với Năm cam và Nguyễn Thành Thảo tiếp tục mở xóc đĩa tại quận 9. Được Năm Cam và Thảo đồng ý, Nhã đến gặp Nguyễn Văn Dương để nhờ Dương tìm địa điểm mở sòng bạc. Dương đến gặp Nguyễn Thị Liên thoả thuận giá thê nhà của Liên số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9 với giá 300.000 đồng/ngày để Nhã tổ chức sòng bạc. Sau đó Dương báo cáo cho Nhã biết đã thuê nhà xong. Tiền nhà và tiền lo an ninh cho sòng bạc mỗi ngày phải giao cho Dương là 800.000 đồng.Thuê nhà xong, Nhã thông báo cho những tên đã phục vụ tại sòng bạc cũ đến nhà Liên để phục vụ sòng bạc hoạt động và thông báo cho các con bạc đến tham gia đánh bạc. Ngay ngày hôm sau sòng bạc đã bắt đầu hoạt động, bộ phận phục vụ có mặt hầu hết những tên đã phục vụ tại sòng bạc cũ ở nhà Trương Thoại, chỉ thay đổi khâu hồ lỳ (chung chi tiền bạc) Tăng Văn Sên và Nguyễn Văn Hơn không tham gia. Khâu bảo vệ cảnh giới có thêm tên Tý. những tên hùn cái và đánh bạc gồm: Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Dương, Trương Văn Lang, Phan Ngọc Kim, Kiều Văn Xường, Nguyễn Khánh Quốc, Triệu Tô Hà, Đào Quang Cường, Trần Xuân Cường, Trần Duy Lai, Phát Con, Thân, Phong, Trung Đen, Trần Văn Lợi, Bùi Viết Hùng, Tạ Đắc Lung, Nguyễn Thành Thảo, Trần Thị Anh Anh, riêng Lê Thị Thu Hà chỉ tham gia góp vốn là cái 50.000.000 đồng. Tổng số tiền cái trong sòng bạc mỗi ngày từ 700.000.000 đồng đến 900.000.000

đồng. Hàng ngaỳ sòng bạc hoạt động từ 14 giờ đến khoảng 23 giờ. Ngoài những tên góp vốn làm cái và tham gia đánh bạc nêu trên còn có thêm các con bạc như: Đặng Văn Chung, Liên, Nguyễn Thị Thuỷ.

Việc ăn chia trong sòng bạc được Năm cam chỉ đạo Nguyễn Văn Nhã chia như sau: Tiền xâu thu 5%/ván, mỗi ngày Nhã trích ra 800.000 đồng giao cho Phượng để Phượng đưa cho Dương trả tiền nhà, tiền bảo vệ là
2.000.000 đồng gọi lá “phí bảo kê sòng bạc” giao cho Nguyễn Thị Kim Phượng nắm giữ, cứ một tuần thì
Phượng giao cho Nhã để Nhã giao lại cho Nguyễn Thành Thảo đem về cho Năm cam. Còn lại chi làm 2 phần: một phần bỏ vào phần hùn vốn làm cái, phần còn lại chia làm 3 phần: 1/3 Nhã đem về cho Năm cam để Năm cam chia cho Nhã 1 phần. 2/3 còn lại Nhã chia cho những tên có phần hùn lớn, có công lôi kéo các con bạc đến đánh bạc gồm Nguyễn Khánh Quốc, Trần Xuân Cường, Trần Duy Lai, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Dương, Phạm Ngọc Kim, Tạ Đắc Lung, Trung Đen, Lợi “hói” tuỳ theo công thức uy tín đối với sòng bạc mà Nhã chia tiền xâu nhiều hay ít. Riêng Lê Thị Thu Hà tuy có 50 phần hùn nhưng không tham gia đánh bạc và không có công lôi kéo con bạc nên lúc đầu không được chia tiền xâu. Hà yêu cầu Năm cam chia cho một phần tiền xâu để dùng số tiền xâu này nuôi Phạm Văn Minh đang bị tạm giam về tội giết người, nên Năm cam ra lệnh cho Nhã chia cho Hà một nửa phần xâu.

Tổng số tiền lời làm cái hàng ngày được chia làm 10 phần (gọi là tiền “đầu mười”): Nhã đem về giao cho Năm cam một đầu 10, Năm cam chia lại cho đầu mười của mình cho Nhã 2/10, Năm cam hưởng 8/10, còn lại Nhã chia đều cho các phần hùn. Sòng bạc hoạt động được nửa tháng thì đến Tết tạm nghỉ. Khảng 10 tết Canh Thìn (tức khaongr 2.2001) Năm cam đi Mỹ, Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Thành Thảo tiếp tục mở sòng bạc tại nhà Liên số 351A, khu phố 1, phường Phước An, quận 9. Thành phần tham gia sòng bạc vẫn giữ nguyên như cũ. Sòng bạc hoạt động được hơn 10 ngày thì Năm cam từ mỹ trở về và Năm cam cho sòng bạc nghỉ vì Công an đang truy bắt một số tên tham gia trong sòng bạc có liên quan đến vụ án giết Dung Hà.

-Nhà Triệu Tô Hà số 46/12 Âu Cơ – phường 9 – quận Tân Bình

Tháng 7.2001 Triệu Tô Hà rủ Tạ Đắc Lung cùng nhau mở sòng bạc xóc đĩa tại nhà Triệu Tô Hà spps 46/12, Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình. Triệu Tô Hà phân công Tạ Đắc Lung đến “xin phép” Năm cam được mở sòng bạc. Lung đến công viên Thống Nhất nơi Năm cam tập thể dục buổi sáng gặp Năm cam để xin mở sòng bạc tại nhà Triệu Tô Hà nhưng Năm cam không đồng ý với lí do thành phố Hồ Chí Minh đang xảy ra một số vụ án , Công an để ý Năm cam. Lung cho rằng Lung và Triệu Tô Hà bị thua bạc nhiều, không có uy tín trong giới cờ bạc nên Năm cam không cho y, nên Lung với Năm cam là cho Lung và Hà mở sòng bạc, nếu có lời chút đỉnh thì Lung và Hà chia lại cho Năm cam một ít tiêu xài. Thấy Năm cam không nói gì nên Lung và Hà quyết định cho sòng bạc hoạt động và mời Nguyễn Văn Nhã tham gia sòng bạc nhưng Nhã không tham gia.
Do Năm cam không cho “phép” mở và Nhã không tham gia nên sòng bạc ít có con bạc đến đánh bạc. Hàng ngày, những tên tổ chức và một số tên phục vụ tham gia sát phạt nhau: bộ phận phục vụ chỉ có Khải, Minh, Sên, Phát, Chảy, Hiệp, Sơn, Hoàn. Tham gia góp vốn có Triệu Tô Hà, Tạ Đắc Lung, Trương Mạnh Long (Long “giấy”). Đồng thời Triệu Tô Hà giao cho Vương Thanh giám sát. Sòng bạc mở tại nhà Triệu Tô Hà được 5 ngày thì nghỉ vì ít người đến đánh bạc và sợ bị lộ.

-Nhà Hà Gia Quyền số 27/23 Văn Thân phường 8 quận 6 (tháng 7.2002)

Để đảm bảo an toàn, Triệu Tô Hà và Tạ Đắc Lung quyết định chuyển sòng bạc đến nhà Hà Gia Quyền. Hà và Lung đã được Hà Gia Quyền cho mở sòng bạc tại nhà mình ở số 27/23 Văn Thân, phường 8, quận 6 và thuê nhà Nguyễn Thị Dung 27/6 Văn Thân, quận 6 để đặt két tiền và cho thủ quỹ ngồi. Mặc dù giữa Quyền và Triệu Tô Hà không thoả thuận giá thuê nhà tổ chức sòng bạc vì Hà và Quyền là bạn thân, Hà cho Quyền bao nhiêu tiền thuê nhà thì cho nhưng mỗi ngày Hà vẫn lấy từ sòng bạc 4.500.000 đồng là số tiền mà sòng bạc quy định

phải chi để lo cho tiền nhà, tiền lo lót để bảo vệ sòng bạc. Sòng bạc mở tại nhà Hà Gia Quyền được khoảng 5 ngày vẫn ít con bạc lớn đến tham gia.

-Nhà Nguyễn Thị Dung số 27/6 Văn Thân phường 8, quận 6 (tháng 7.2001)

Thấy nhà Quyền nhỏ, dễ bị lộ nên Quyền và Triệu Tô Hà gặp Nguyễn Thị Dung bàn bạc thuê với giá 200.000 đồng/ngày phần gác trên căn nhà số 27/6 Văn Thân , quận 6 của Nguyễn Thị Dung để làm nơi tổ chức sòng bạc.

Sau khi Dung đồng ý và mời được Nguyễn Văn Nhã tham gia, Hà chuyển sòng bạc sang nhà Thị Dung, két sắt và thủ quỹ chuyển về ngôi nhà tại Hà Gia Quyền. Đồng thời Tạ Đắc Lung đem 20 triệu đồng đến nhà hàng Ra Khơi đưa cho Năm Cam nhằm đền ơn Năm cam đã cho Nguyễn Văn Nhã tham gia tổ chức sòng bạc nhưng Năm cam không nhận. Khi Nhã tham gia thì các con bạc và phần hùn làm cái cũng được tăng lên , phần hùn gồm có: Nguyễn Văn Nhã, Tạ Đắc Lung, Triệu Tô Hà, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Thu Trang, Phạm Ngọc Kim, Kiều Văn Xường, Nguyễn Thị Kiệm, Nguyễn Thị Giang, Long Thành, Thăng, Trần Thị Kim Anh, Lâm, Tuấn. Các con bạc có thêm Đặng Văn Chung , Long. Tổng số vốn làm cái mỗi ngày khoảng 800 triệu đồng. Bộ phận phục vụ sòng bạc có các tên Nguyễn Thành Hiệp, Nguyễn Minh Tiến, Trần Thị Anh Anh, Nguyễn Thị Kim Hoà, Nguyễn Thị Kim Phượng, Đặng Thị Bé, Mã Chung Phát, Vũ Thế Khải, Đào Thế Minh, Tăng Văn Sên, Trịnh Chảy.

Số tiền 5% ván thu tại các sòng mở tại nhà Triệu Tô Hà và nhà của Hà Gia Quyền được chia như sau: Lấy một nửa số tiền xâu nhập vào phần lời nhà cái, còn lại chia làm 3 phần cho Lung, Triệu Tô Hà và Long giấy hưởng. Tiền lời hùn cái chia đều cho các phần hùn. Khi sòng bạc mở tại nhà Nguyễn Thị Dung có thêm Nguyễn Văn Nhã tham gia, số tiền xâu mỗi ngày trích ra 2 triệu đóng tiền “phí bảo kê” giao cho Năm cam và 4,5 triệu đồng giao cho Triệu Tô Hà đi lo khâu an ninh sòng bạc và trả tiền thuê nhà. Số tiền xâu còn lại chia làm 2 phần: một phần bỏ vào tiền lời làm cái, phần còn lại chia làm 13 phần cho những người sau: Tạ Đắc Lung, Triệu Tô Hà và Long giấy mỗi người 3 phần, Hà Gia Quyến 2 phần, Lê Thị Thu Hà và Phạm Ngọc Kim mỗi người 1 phần. Tiền lời làm cái (đầu mười) được chia làm 10 phần: Nguyễn Văn Nhã cầm một phần đem về cho Năm Cam ; 9 phần còn lại chia đều cho các phần hùn cái. Năm cam nhận tiền đầu mười đã chi lại cho Nhã 2 phần, còn Năm cam hưởng 8 phần.

Sòng bạc hoạt động tại nhà Nguyễn Thị Dung được 10 ngày thì phải đóng cửa vì bị công an truy quyét…

-Nhà Nguyễn Văn Nghĩa số 1102 đường Tự Lập phường 4 quận Tân Bình:

Cuối tháng 8.2001 Nguyễn Khánh Quốc và Nguyễn Văn Nhã xin phép Năm cam mở sòng bạc xóc đĩa tại Tân Bình. Nguyễn Khánh Quốc nhờ Bùi Viết Hùng tìm địa điểm mở sòng, Hùng đã giới thiệu quán cà phê Nguyễn Văn Nghĩa (quán 12 kinh doanh cà phê có chiếu bóng đá thu qua vệ tinh) số nhà 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình. Nguyễn Khánh Quốc thuê gác trên để mở sòng bạc sóc đĩa với giá 4,5 triều đồng/ngày, giao gồm tiền thuê nhà 2 triệu đồng, 2,5 triệu đồng để Nghĩa hối lộ, bảo vệ cho sòng bạc. Tầng dưới quán vẫn kinh doan bình thường, thủ quỹ và két sắt đặt tại quán (tầng trệt).

Khoảng ngày 4.9.2002 , sòng bạc bắt đầu hoạt động do Nguyễn Khánh Quốc và Nguyễn Văn Nhã trực tiếp điều hành sòng bạc. Bộ phận phục vụ sòng bạc bao gồm các tên: Trần Thị Anh Anh(thủ quỹ), Nguỹen Hoàng Khương (lắc cái), Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Kim Hoà(giữ phỉnh đổ tiền sòng bạc), Vũ Thế Khải, Bùi Việt Hùng(giám sát), Tăng Văn Sên, Mã Chung Phát, Đào Thế Minh, Trịnh Chảy(hồ ly), Đặng Thị, Nguyễn Thanh Tuấn(phục vụ ăn uống), Nguyễn Minh Tiến, Bùi Thanh Tuấn, Nguyễn Thành Hiệp (cảnh giới, bảo vệ).

Góp vốn làm cái gồm: Nguyễn Khánh Quốc, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Thành Thảo, Kiều Văn Xường, Phạm Ngọc Kim, Nguyễn Văn Dương, Tạ Đắc Lung, Nguyễn Hoàng Khương, Lê Thị Thu Hà, Trần Xuân Cường, Bùi Việt Hùng, Đào Quang Cường, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Kim Hoà, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Thị Kiệm, Trần Thị Anh Anh, Tuân, Than , Phong, Vân, Liên, Lê Thanh Mão, Long, Hoàng, Bích, Dung, Nguyễn Thị Giang (mợ Giang)…

Các con bạc tham gia ngoài những tên có phần hùn nêu trên còn có: Lê Tấn Hổ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Thị Lượng, Hồ thị Út, Đặng Văn Chung. Riêng Nguyễn Thị Kim Phượng có phần hùn, giữ vai trò giữ phỉnh đổi tiền nên không tham gia đánh bạc.

Tổng số phần hùn làm cái hàng ngày khoảng 1.3 tỷ đồng. Hàng ngày sòng bạc mở cửa từ 13 giờ đến khoảng 22 giờ. Mỗi ván con bạc đặt cược từ 50.000 đồng đến 10.000.000 đồng. tiền xâu thu được 5%/ván, mỗi ngày chủ sòng trích ra 2 triệu đồng làm phí bảo kê giao cho Thảo đem về cho Năm Cam. Số tiền xâu còn lại sau khi trừ các khoản chi phí tiền nhà, tiền người phục vụ… được chia làm 2 phần: một phần bỏ vào phần tiền lời làm cái; phần còn lại chia làm 4 phần: Quốc và Năm Cam mỗi người 1 phần( Năm cam chia lại phần của mình cho Nhã 1 phần, Thọ 1 phần, Năm cam 2 phần); 2 phần còn lại Quốc chia cho những tên có công lôi kéo con bạc. Những con bạc có phần hùn lớn thì chủ sòng xét theo ut tín, có công nhiều hay ít để chia. Cụ thể những tên được chia tiền xâu gồm: Bùi Viết Hùng, Kiều Văn Xường, Nguyễn Văn Dương, Tạ Đắc Lung, Trần Xuân Cường, Đào Quang Cường, Phạm Ngọc Kim. Riêng Lê Thị Thu Hà chỉ góp vốn , không tham gia đánh bạc nhưng được Năm cam chỉ đạo cho Quốc và Nhã chia cho 1 phần tiền xâu để nuôi Phạm Văn Minh đang bị tạm giam.

Tiền lời làm cái (đầu mười) được chia làm 10 phần: Năm cam 1 phần, Quốc 1 phần. Năm cam lấy phần của mình chia lại cho Nhã 2 phần , còn Năm cam hưởng 8 phần. Còn lại 8/10 đem chia ra tiếp làm 10 phần : Nhã lấy 3 phần, còn lại 7 phần chia cho những tên có phần hùn trong sòng. Phần của Nhã đem về chia tiếp làm 10 phần gồm Thảo, Thọ, Nhã mỗi người 2 phần, Quang, Quý mỗi người 1,5 phần và Phạm Văn Lắm 1 phần.

-Ngày 27.9.2001 Nguyễn Văn Nghĩa sợ bị lộ nên không cho Quốc và Nhã tiếp tục thuê mở sòng bạc.

Sòng bạc tại nhà Trương Thoại số 74/18 Trần Nguyên Hãn,phường 13, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngày 23.9.2001,Nhã thuê nhà Trương Thoại mở lại sòng bạc và nhờ Thoại thuê lại nhà của Lê Định Quốc số 74/16 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 cho Trần Thị Anh Anh ngồi giữ két sắt đựng tiền của sòng bạc. Trương Thoại đồng ý cho Nhã thuê nhà mở sòng bạc với giá 500.000 đồng/ngày và Quốc cho thuê nhà để két sắt sòng bạc với giá 30.000 đồng đến 50.000 đồng/ngày.

Ngày 29.9.2001, Nhã và Quốc cho sòng bạc chuyển về nhà Trương Thoại tiếp tục hoạt động. Toàn bộ những người phục vụ trong sòng bạc và số lượng phần hùn các con bạc và cách thức ăn chia trong sòng bạc cũng giống như sòng bạc hoạt động ở 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình. về con bạc có thêm Phạm Văn Phàn. Chủ nhà Trương Thoại thuê Trương Diệu Hán và Trịnh Lang đến phục vụ bưng bê cơm nước cho bọn tổ chức sòng bạc mỗi ngày Thoại trả công cho Hán và Lang 20.000 đồng. Đồng thời Trương Thoại hàng ngày nhận tiền từ sòng bạc do Nguyễn Văn Nhã giao để phân phát cho 8 hộ dân trong hẻm 74 Trần Nguyên Hãn quận 8 mỗi hộ 20.000 đồng/ngày để các hộ dân này không tố giác hành vi phạm tội của chúng. Mặt khác, Nhã cũng lấy tiền từ sòng bạc mỗi ngày 3,9 triệu đồng giao cho Nguyễn Thị Kim Phượng để Phượng giao cho Nguyễn Văn Thọ và Cô Đệ chi phí bảo vệ và “ngoại giao” với một số cán bộ công an phường 13, quận 8 và cảnh sát hình sự quận 8 (trong đó 3,6 triệu đồng dùng để hối lộ, 300.000 đồng trả công bảo vệ canh gác vòng ngoài sòng bạc).

Ngày 9.10.2001, sòng bạc bị bắt quả tang, Trần Thị Anh Anh bỏ trốn. Trong khi bắt giữ sòng bạc, cơ quan công an yêu cầu Lê Định Quốc giao nộp những tài sản của sòng bạc, những con bạc chạy trốn trong nhà Quốc nếu có. Nhưng Quốc cố tình che dấu chiêc két sắt của sòng bạc. Sau khi (thiếu trang ) người chuẩn bị dụng
cụ như bát , đĩa và cắt lá bài tổ tôm làm đồng vị… Ngày 20.4.1986, Toà án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên , Hải Phòng xử phạt Quốc 18 tháng tù về tội đánh bạc, tổng hợp hình phạt 2 tội là 78 tháng tù. Ngày 4.5.1986, Quốc đang thi hành án phạt tù đến tháng thứ 21 thì trốn trại trong khi trại cải tạo cho đi lao động. Như vậy Quốc còn phải thụ hình tiếp 57 tháng.

Hệ thống sòng bạc bị bắt

Đánh bạc bằng hình thức chơi xập xám là sử dụng bộ bài tây 52 lá chia ra làm bốn tụ, mỗi tụ 13 lá (tiếng Quảng Đông – Trung Quốc số 13 là xập xám), đổ hột xí ngầu chọn ngẫu nhiên mỗi người lấy một tụ bài, người ngồi ngoài có thể ké (góp vốn) vào mỗi tụ, các con bạc ăn thua với nhau. Chủ sòng bạc lo địa điẻm, cung câp bài mới, phục vụ ăn uống, làm trọng tài, cử người chia bài, ghi chép sổ sách theo dõi ăn thua, cho con bạc vay tiền, cuối ngày tính sổ chia cho khách chơi bạc, thu tiền xâu.

Các địa điểm năm cam và đồng bọn đã tổ chức sòng bạc

Năm cam và đồng bọn đã tổ chức sòng bạc xập xám tại các địa điểm sau:

-Nhà Triệu Tô Hà thuê tại 780 Nguyễn Đình Chiểu, phường 1,quận 3,Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh:
Khoảng tháng 6.2000 tên Vương Tử (tự Xây-Việt kiều Canada, anh vợ trước của Triệu Việt Hà biết: Một gã Việt Kiều Canada là Lâm Như Thiên có một bộ máy camera, máy rung phục vụ cho việc đánh bạc xập xám gian lận. Xây bàn với Triệu Tô Hà (Tài Ngạn) cùng đến gặp Năm cam bàn bạc mở sòng bạc tại nhà 780 Nguyễn Đình Chiểu phường 1, quận 3. Nhà này do Tài Ngạn thuê để vợ chồng Tài Ngạn ở. Hợp đồng thuê nhà do vợ Tài Ngạn là Nguyễn Thị Ngọc Nga đứng tên. Sau khi thuê nhà Ngọc Nga không chịu ở nên Tài Ngạn để cho Xây làm nơi chứa bạc. Tài Ngạn, Xây và Năm Cam cùng bàn bạc phân công: Năm cam có nhiệm vụ tìm kiếm lôi kéo các con bạc giàu có đến đánh bạc, quản lý tiền xâu và thu nhận tiền của người thua bạc chung cho người thắng bạc. Nguyễn Thành Thảo (Thảo “ma”) trực tiếp ghi số người thắng, ngời thua, thu tiền xâu giao lại cho Năm cam. Vương Tử (Xây) và Trần Quốc Dân (Gia) mỗi tên nhận một máy rung để trong người và trực tiếp người đánh bạc theo sự chỉ đạo của tên Thiên và Tài Ngạn. Trong sòng có gắn camera quan sát trộm bài của các con bạc, Lâm Như Thiên bí mật ngồi ngoài xe du lịch 15 chỗ ngồi đậu cách sòng bạc khoảng 300m quan sát màn hình và điều khiển máy rung báo cho Dân và xây đánh bạc . Người lái xe này là khui con rể của Lâm Như Thiên.

Bàn bạc xong, Năm cam lôi kéo được Trần Lệ Nguyên đến nhà 780 Nguyễn Đình Chiểu , phường 1,quận 3 gặp Xây và tổ chức sòng bạc. Khi Nguyên tham gia sòng bạc, Năm cam gọi điện cho Lương Cẩm Huy và Trần Quốc Dân đến tham gia. Đồng thời Xây dẫn thêm hai người bạn nữa (không rõ tên tuổi, địa chỉ) cùng đến tham gia đánh bạc.

Sòng bạc đánh mỗi chén từ 30 đến 45 triệu đồng, ăn thua mỗi chi 1 triệu đồng. Ngoài ra các con bạc còn “đá ngang” với nhau. Tiền xâu Năm cam thu 4 triệu đồng 1 ván. Một nửa tiền xâu được bỏ vào sòng, một nửa chủ sòng thu.

Ngày đầu đánh bạc sát phạt nhau, Trần Lệ Nguyên và Vương Tử (Xây) thắng bạc. Trần Quốc Dân thua gần
20.000 USD và Lương Cẩm Huy thua 200 triệu đồng nên Huy nghỉ. Dân không có tiền trả nên Năm cam cho Dân vay 20.000 USD. Những ngày sau, Trần Lệ Nguyên thua liên tục. Sau 7 ngày sát phạt nhau, Năm cam cộng sổ, trừ các khoản đã thanh toán thì Trần Lệ Nguyên còn thiếu các con bạc 100.000 USD, Trần Quốc Dân

thắng 37.500 USD và thêm 15 triệu , Vương Tử thắng 30.000 USD và 200 triệu. Triệu Tô Hà và Lâm Như Thiên mỗi tên được 50 triệu. Một người bạn của Xây không rõ thắng bao nhiêu.

Nguyên không có tiền trả một lần nên Năm cam lấy tiếp 20.000 USD của Năm cam trả trước một phần cho Dân và Xây. Hàng tháng, Nguyên trả cho Năm cam 10.000 USD , Năm cam trả cho Dân và Xây mỗi tên 3000 USD (tiền của Xây do Triệu Tô Hà nhận), còn lại 4.000 USD, Năm cam trừ vào số tiền Năm cam ứng trả trước 2 lần 40.000 USD.

Tiền xâu thu được 850 triệu đồng, Năm cam khai chia số tiền xâu thu được cho Dân, Xây, Hà và Năm Cam mỗi tên 150 triệu đồng, cho Nguyên 200 triệu và cho Nguyễn Thành Thảo 50 triệu nhưng Nguyên, Hà, Dân không thừa nhận số tiền xâu thu được chia mà Năm cam đã khai. Do đó Năm cam phải chịu trách nhiệm số tiền xâu 800 triệu đồng.

-Nhà Triệu Tô Hà thuê tại 835/1-2 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5

Khoảng tháng 12.2000 Triệu Tô Hà, Vương Tử (Xây) và Nguyễn Thành Thảo bàn nhau tổ chức sòng bạc xập xám tại 835/1-2 Trần Hung Đạo, phường 1, quận 5. Nhà này do tên Xây thuê làm nơi ở và tổ chức sòng bạc (Xây nhờ Nguyễn Công Hán, ngụ tại 46/12A Âu Cơ phường 9 quận Tân Bình đứng tên hợp đồng thuê nhà). Xây, Thảo và Tài Ngạn phân công: Thảo tìm kiếm con bạc, ghi chép phần tahwnsg thua của con bạc và thu tiền của người thua chung cho người thắng. Xây và Triệu Tô Hà tìm kiếm con bạc và điều hành sòng bạc. Tên Lâm Như Thiên ngồi ở xe ô tô điều khiển camera và máy rung. Trần Quốc Dân và Trần Văn Hên (còn có tên là Đực, do tên Ý giới thiệu cho Triệu Tô Hà làm nhiệm vụ giữ máy rung và đánh bạc theo sự điều khiển của Xây, Thiên và Triệu Tô Hà. Sau khi bàn bạc thống nhất, Nguyễn Thành Thảo đưa Trần Thị Cẩm và Phạm Ngọc Kim đến sòng bạc. Vương Tử đưa 2 người hoa (không rõ tên tuổi và địa chỉ) đến đánh bạc. Mỗi chến đánh từ 15 triệu đến 30 triệu đồng. Ăn thua mỗi chi 500.000 đồng, tiền xâu thu 1 triệu đồng 1 ván.

Sau 5 ngày sát phạt nhau, Trần Văn Hên được chủ sòng chia 200 triệu đồng thắng bạc, Trần Quốc Dân được 100 triệu, Thảo thu được 75 triệu tiền xâu. Thảo chia cho Triệu Tô Hà 30 triệu đồng, Xây 15 triệu đồng và Thảo 30 triệu đồng.

-Nhà vợ chồng Lương Cẩm Huy thuê tại số 122 Trần Hưng Đạo B phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh:
Ngày 8.10.2001 Năm cam yêu cầu Lương Cẩm Huy cho Năm cam sử dụng phần gác trên của căn nhà 122 Trần Hưng Đạo B, phường 7, quận 5 để làm nơi tổ chức sòng bạc xập xám. Nhà 122 Trần Hưng Đạo B phường 7, quận 5 do Lương Cẩm Huy thuê cho vợ bé là Đỗ Thị Quyên mở tiệm uốn tóc. Huy đồng ý và Năm cam giao cho Nguyễn Thành Thảo và Bé Ba (Võ Thị Kim Hương)nvaf Nguyễn HỮu Đức trực tiếp ghi sổ và thu tiền xâu. Mỗi chiếu từ 15 đến 30 triệu đồng, mỗi chi ăn thua 500.000 đồng, tiền xâu thu mỗi chến
1.000.000 đồng. Các con bạc tham gia gồm Trần Lệ Nguyên, Trần Quốc Dân, NguyễnHieeus Minh (Minh “mít”), hai vợ chồng Thảo-Trinh và một số tên khác không rõ tên tuổi, địa chỉ. Song bạc hoạt động sang nagyf thứ hai (9.10.2001) thì sòng bạc xóc đĩa tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 bị bắt, Năm cam vội vàng cho sòng bạc xập xám giải tán. Sau 2 ngày tổ chức đánh bạc, Năm cam thu được 30 triệu đồng tiền xâu, đã chia lại cho Cẩm Huy 15 triệu đồng và trả công cho Bé Ba-Đức mỗi người 50.000 đồng/ngày.

Hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc, đánh bạc do Năm cam chủ mưu cầm đầu được thực hiện trong một thời gian dài và được tổ chức một cách tinh vi và chặt chẽ có hệ thống, với số lượng đối tượng tham gia đông và đánh bạc với số lượng ăn thua rất lớn. Thu nhập bất chính từ hệ thống sòng bạc là nguồn tài chính quan trọng của tổ chức tội phạm do Năm cam cầm đầu.

Hành vi nhận hối lộ của Dương Minh Ngọc

Dương Ngọc Minh được đề bạt chức vụ Phó phòng cảnh sát hình sự công an Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 12.1988 và bắt đầu quen Năm cam năm 1991-1992. Trong thời gian quen biết, Năm cam hay mời anh Ba Tung (tức Phan Thanh, Trưởng phòng cảnh sát hình sự công an Thành Phố Hồ Chí Minh) và Dương Minh Ngọc đi ăn nhậu. Đến tháng 5.1998, Dương Minh Ngọc được đề bạt chức Trưởng phòng cảnh sát hình sự. Lúc này, Năm cam đã đi cải tạo về (tháng 10.1997) tiếp tục chủ động tìm gặp Dương Minh Ngọc để củng cố mối quan hệ đã có từ trước. Đến khoảng giữa năm 1998, mối quan hệ giữa các tên Năm Cam, Nguyễn Thành Thảo (Thảo “ma”), Dương Ngọc Hiệp (Hiệp “phò mã”) và Dương Minh Ngọc trở nên thân thiết.

Sau 1997, sau khi cải tạo về, Năm cam tiếp tục mở sòng bạc tại quận 8. Khi sòng bạc hoạt động, Ngọc biết nên giao nhiệm vụ Võ Văn Tâm (đội trưởng đội chống tệ nạn xã hội Phòng cảnh sát hình sự) lên phương án bắt. Võ Văn Tâm tìm gặp Năm cam và báo cho Năm cam biết việc Ngọc chỉ đạo cho bắt sòng bạc quận 8.
Nghe vậy, Năm cam timg gặp Ngọc ở sân bóng Tao Đàn nói rõ cho Ngọc biết việc mở sòng bạc tại quận 8 và đặt vấn đề làm ngơ cho sòng bạc hoạt động. Dương Minh Ngọc đồng ý và bảo Năm Cam chơi cẩn thận, do đó sòng bạc này tiếp tục tồn tại và hoạt động. Vì lý do trên, vì lí do trên, Năm cam thường xuyên cho Ngọc tiền, mỗi lần 3-5 triệu đồng, tổng cộng khoảng 80 triệu đồng. Ngoài ra, Năm cam còn trả tiền cho Ngọc và bạn bè của Ngọc ăn nhậu nhiều lần tại nhà hàng Cánh Buồm và Ra Khơi khoảng 20 triệu đồng.

Tuy nhiên quá trình điều tra, Dương Minh Ngọc không thừa nhận việc làm ngơ cho Năm cam mở sòng bạc tại quận 8 như đã nêu ở trên mà chỉ thừa nhận có nhận của Năm cam 10 triệu đồng do Nguyễn Thành Thảo đưa trong năm 2001. Lần 1 nhận 5 triệu tại tầng 10 nhà hàng khách sạn trên đường Hàm Nghi, lần 2 nhận 5 triệu đồng tại quán trên đường Cách Mạng Tháng Tám (không nhớ rõ địa chỉ). Minh Ngọc cũng thừa nhận có 4-5 lần cùng bạn bè đến nhà hàng Cánh Buồm, Ra Khơi ăn nhậu, được Năm cam trả tiền khoảng 6 triệu đồng.

Qua khám xét nhà Võ Văn Tâm, Cơ quan cảnh sát điều tra thu được 1 đơn của quần chúng tố cáo sòng bạc ở quận 8 và bút phê của Ngọc giao cho Tâm, nhưng Tâm không tiến hành điều tra.

Từ những căn cứ trên, cơ quan cảnh sát điều tra kết luận về việc Dương Minh Ngọc đã cố ý làm ngơ, bao che cho Năm cam mở sòng bạc tại quận 8, được Năm cam cho 10 triệu đồng, trả tiền ăn nhậu(lợi ích vật chất khác) 6 triệu đồng, tổng cộng là 16 triệu đồng. Riêng số tiền Năm cam khai đưa cho Ngọc và “bao” cho Ngọc ăn nhậu so với lời khai của Ngọc còn nhiều mâu thuẫn. Việc đưa tiền chỉ có Ngọc và Năm cam biết nên chưa đủ kết luận Ngọc đã nhận 80 triệu đồng và 20 triệu đồng tiền ăn nhậu mà Năm cam khai, chỉ có căn cứ xác định Ngọc nhận tiền và lợi ích vật chất khác, tổng cộng 16 triệu đồng của Năm cam thông qua Nguyễn VĂn Thảo (Thảo “ma”). Ngoài ra, Năm cam còn khai năm 1993, khi Ngọc sửa nhà tại đường 3/2,Năm cam có giúp Ngọc 10 triệu đồng nhưng chưa có cơ sở kết luận.

Hành vi trên của Dương Minh Ngọc đã phạm tội nhận hối lộ.

Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Dương Minh Ngọc

Để lợi dụng triệt để chức vụ quyền hạn của Dương Minh Ngọc nhằm tạo bình phong che đậy hành vi phạm tội của mình và đồng bọn. Ngoài việc Năm cam thường xuyên mời Ngọc đi nhậu, đồng thời để ràng buộc mối quan hệ giữa Ngọc và băng nhóm của mình, Năm cam còn tạo điều kiện cho Ngọc hùn vốn vào 3 nhà hang mà Năm cam có cổ phần kinh doanh và trả lãi suất, cụ thể như sau:

-Tại nhà hàng Cánh Buồm (số 127 Pasteur, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), Năm cam cho Minh Ngọc hùn vốn 100 triệu đồng, Năm cam trả tiền lợi nhuận hàng tháng cho Dương Minh Ngọc trên cơ sở lợi nhuận kinh doanh hàng tháng thu được, trừ chi phí, chia theo tỷ lệ góp vốn. Thời gian chia lợi nhuận từ tháng

10.1998 cho tới ngày Năm cam bị bắt. Số lợi nhuận thu được mà Năm cam đã trả cho Ngọc khoảng 260 triệu đồng. Hiện số vốn 100 triệu đồng tại nhà hàng này Năm cam vẫn chưa thanh toán cho Minh Ngọc.

-Tại nhà hàng Ra Khơi (số 5 công trường Mê Linh, Phường Bến Nghé , quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh), Năm Cam cho Dương Minh Ngọc hùn 100 triệu đồng. Năm cam trả tiền hàng tháng cho Ngọc trên cơ sở lợi nhuận kinh doanh hàng tháng nhà hàng thu được, trừ chi phí, chia theo tỉ lệ góp vốn. Thời gian góp vốn từ tháng 6.1999 cho đến khi bị bắt, Năm cam đã tar cho Ngọc khoảng 300 triệu đồng.

-Tại nhà hàng Thanh Vy (số 146, Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, Phú Nhuận), Năm cam cho Minh Ngọc hùn
7.000 USD (tương đương 100 triệu đồng) thời gian hùn vốn từ tháng 7.2001, Năm cam trả tiền lời cho Ngọc hàng tháng trên cơ sở lợi nhuận kinh doanh của nhà hàng thu được trong tháng, trừ chi phí, cjia theo tỉ lệ góp vốn mỗi tháng 7-8 triệu đồng. Tổng cộng từ tháng 7.2001 đến khi bị bắt, Năm cam đã chi cho Ngọc khoảng 23 triệu đồng.

Như vậy tổng số vốn Dương Minh Ngọc hùn cho Năm cam vào 3 nhà hàng nói trên là 300 triệu đồng. Ngọc đã nhận 600 triệu đồng tiền lợi nhuận hàng tháng, đều do Nguyễn Thành Thảo, đàn em Năm cam, trực tiếp giao cho Ngọc tại nhiều địa điểm khác nhau. Riêng 300 triệu đồng mà Minh Ngọc hùn vốn vào 3 nhà hàng hiện chưa được Năm cam thanh toán trả lại cho Ngọc.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã có căn cứ chứng minh trong quá trình giữ cương vị Phó phòng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Ngọc có quan hệ rất than thiết với Năm cam, tên tội phạm rất nguy hiểm và đã có việc làm bao che cho băng nhóm tội phạm của Năm cam, thể hiện như sau: Tháng 7.1999, Năm cam tìm gặp Dương Minh Ngọc đặt vấn đề nhờ giúp đỡ trường hợp của Tạ Đắc Lung (Lý “đôi”) là dàn em của Năm cam bị công an Đồng Nai truy nã về tội tổ chức đánh bạc đang lẩn trốn tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Minh Ngọc đồng ý và điện thoại gặp ông Hoàng Mai (Trưởng phòng cảnh sát hình sự tỉnh Đồng Nai) trao đổi về việc đối tượng Tạ Đắc Lung ra đầu thú. Mục đích của ngọc là sử dụng Tạ Đắc Lung cho công tác nghiệp vụ và yêu cầu Công an Đồng Nai giúp đỡ. Vì vậy sau khi Lý “đôi” ra đầu thú, Phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Đồng Nai lập biên bản, ghi lời khai và hướng dẫn cho Lý “đôi” làm thủ tục để gia đình bảo lãnh. Tiếp đó, Dương Minh Ngọc viết một lá thư tay gửi cho ông Hoàng Mai.

Theo Nguyễn Thành Thảo khai: Minh Ngọc đưa lá thư này cho Thảo , Thảo đưa cho Lý “đôi” mang lên Đồng Nai đưa cho cán bộ không rõ tên nhờ chuyển cho ông Mai, nhưng Dương Minh Ngọc khai đưa thư cho một cán bộ phòng PC14 công an thành phố Hồ Chí Minh (không nhớ tên) chuyển cho ông Mai. Nội dung thư khẳng định việc muốn sử dụng Lý “đôi” cho công tác nghiệp vụ. Vì vậy, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai đã cho gia đình Tạ Đắc Lung bảo lãnh mà không giam giữ để xử lý. Để trừ các chi phí cho việc giao dịch này, Năm cam khai đã khấu trừ 4 tuần tiền xâu của lý “đôi” ở sòng bạc quận 8 (nơi Lý “đôi” góp vốn
cùng Năm Cam mở sòng bài) khoảng 14 triệu đồng. Tuy nhiên chưa có đủ cơ sở xác định Dương Minh Ngọc được nhận số tiền này. Cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ một thư tay do Minh Ngọc viết gửi ông Hoàng Mai đề ngày 24.7.1999 với nội dung “Rất cám ơn các anh đã nhiệt tình giúp đỡ trường hợp của anh Tạ Đắc Lung. Hôm nay gia đình có làm đầy đủ thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ lấy lời khai, trình các anh xem xét và quyết định. Vì tình nghĩa, các anh xem xét, giải quyết dứt điểm trường hợp này để tôi có hướng sau này đối với anh Tạ Đắc Lung. Rất cảm ơn các anh.”

Qua kiểm tra công tác hồ sơ nghiệp vụ tại Phòng cảnh sát hình sự và cơ quan quản lý hồ sơ Công an Thành Phố Hồ Chí Minh thấy không thể hiện việc sử dụng Tạ Đắc Lung cho công tác nghiệp vụ như đề nghị của Dương Minh Ngọc. Sau khi được Minh Ngọc bảo lãnh không phải truy cứu trách nhiệm hình sự, Tạ Đắc Lung tiếp tục phạm tội và đã bị bắt trong vụ đánh bạc tại sòng bạc của Năm Cam.

Thàng 6.1992, với cương vị là Phó phòng cảnh sát hình sự trực tiếp phụ trách đội săn bắt cướp, Ngọc đã chỉ đạo cho chiến sĩ dưới quyền làm thủ tục tiếp nhận đối tượng Nguyễn Khánh Quốc, sinh 1961, trú tại số 25 lô A7, khu Vạn Mỹ, Hải Phòng phạm tội cướp tài sản công dân và đánh bạc, án phạt 78 tháng tù đang cải tạo tại trai giam công an Hải Phòng, là đối tượng có lệnh truy nã bỏ trốn. Ngày 18.6.1992, Phòng cảnh sát hình sự công an thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, làm biên bản đầu thú ghi lời khai tên Quốc nhưng không tạm giữ và thông báo cho đơn vị ra lệnh truy nã biết mà cho Quốc được tự do. Ngày 24.9.1992, sau 3 tháng Ngọc mới chỉ đạo cho Trương Công Hớn (Đội phó săn bắt cướp) soạn thảo công văn gửi cho PC14 Hải Phòng đề nghị xác minh lai lịch tên Quốc để Ngọc sử dung cho công tác nghiệp vụ, công văn do Minh Ngọc duyệt nhưng sau khi công an Hải Phòng có công văn phúc đáp và tại giam công an Hải Phòng đề nghị đưa tên Quốc vào trại thì lúc này Quốc đã bỏ trốn. Năm 1994, Quốc phạm tội cố ý gây thương tích bị PC14 Công an Thành Phố Hồ Chí Minh bắt chuyển cho PC16 công an thành phố Hồ Chí Minh xử lý. Hiện nay, Nguyễn Quốc Khánh bị bắt về tội tổ chức đánh bạc trong đường dây tội phạm Năm Cam. Cơ quan điều tra đã làm kháng nghị phục hồi điều tra các hành vi phạm tội của Nguyễn Khánh Quốc đã gây ra ở các thời điểm trước đây.

Hành vi của Minh Ngọc đã cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội danh được quy định tại điều 281 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số tiền thu lợi bất chính là 600 triệu đồng.

Như vậy, Dương Minh Ngọc đã phạm vào 2 tội : nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội danh được quy định tại điều 279 và 281 BLHS.

Tuy nhiên, trong quá trình công tác, Dương Minh Ngọc đã có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ Quốc và trật tự an toàn xã hội, nên cần được xem xét giảm nhẹ trong khi xét xử.

Số đối tượng lien quan đến hành vi phạm tội của Dương Minh Ngọc như Năm cam, Nguyễn Thành Thảo, Nguyễn Khánh Quốc, Võ Văn Tâm, đều đã bị khởi tố để điều tra trong vụ án đưa nhận hối lộ.

Riêng số cán bộ thăm gia giải quyết trường hợp của Nguyễn Khánh Quốc theo lệnh của Dương Minh Ngọc ở Phòng cảnh sát hình sự Công an Thành Phố Hồ Chí Minh và một số người giải quyết trường hợp của Tạ Đắc Long ở PC14 Đồng Nai, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An thấy lỗi sai phạm cụ thể của từng người chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên đã có văn bản đề nghị công an các địa phương trên kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lí hành chính.

Các vụ đưa hối lộ của Năm cam thời điểm trước khi Năm cam bị đưa đi tập trung cải tạo năm 1995 và vì sao Năm cam lại được ra trại cải tạo trước thời hạn.

Đầu năm 1995, Năm cam phát hiện đang bị công an điều tra về hoạt động phạm tội nên rất lo sợ và tìm cách lo chạy các cơ quan pháp luật để giảm thoát tội. Năm cam đã mua vé máy bay ra Hà Nội nhờ Thắng “Tài Dậu” dẫn đến nhà Trần Văn Thuyết ở số 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội để nhờ Thuyết lo chạy giúp (vì biết Thuyết có quen nhiều cán bộ ở cơ quan pháp luật, các cơ quan báo chí trung ương). Thuyết hướng dẫn cho
Năm cam viết đơn gửi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Theo lời khai của Trần Văn Thuyết và Năm cam, Thuyết dẫn Năm cam đến nhà ông Cao Huy Phước (cán bộ công an về hưu) ở 111 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây, Thuyết đặt vấn đề nhờ ông Phước chuyển đơn kêu cứu xét đến ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Phước đồng ý. Việc Năm cam gửi đơn xin kêu cứu xét đến ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước thời điểm Năm cam bị bắt tập trung giáo dục cải tạo năm 1995 là có thật. Sau đó theo yêu cầu của Thuyết, Năm cam đến nhà người nhà em kết nghĩa tên là Nguyễn Văn Hậu, có vợ là Trâm, ở 105 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội mượn 10.000 USD để Thuyết chi phí. Số tiền này Thuyết khai

đưa cho ông Phước 3.000 USD, còn lại Thuyết tiêu xài cá nhân. Vợ chồng anh Hậu xác nhận có việc cho Năm cam vay 10.000 USD ở thời điểm nói trên.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã làm việc với ông Cao Huy Phước, ông Phước khai có biết Tràn Văn Thuyết, nhưng ông Phước thừa nhận việc Thuyết dẫn Năm cam đén nhà đưa ông 3.000 USD và nhờ gửi đơn kêu oan của Năm cam đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Qua lời khai của bị can Năm cam và bị can Trần Văn Thuyết thấy có cơ sở khẳng định việc Thuyết dẫn Năm cam đến nhà ông Cao Huy Phước để đặt vấn đề nhờ ông Phước chuyển đơn kêu oan của Năm cam đến ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ là có thật. Còn việc ông Phước có nhận

USD từ Trần Văn Thuyết hay không thì chưa có cơ sở để khẳng định.
Một mặt lo “chạy tội” mặt khác Năm cam rất cảnh giác luôn lẩn tránh sự theo dõi, giám sát của công an và có biểu hiện chạy trốn. Xét thấy nếu để Năm Cam ở ngoài xã hội sẽ trở ngại cho việc điều tra làm rõ hoạt động phạm tội của hắn và đồng bọn, và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Nội vụ và công an Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương lập hồ sơ đưa Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo. Qua đó điều tra làm rõ các hành vi phạm tội của hắn và đồng bọn.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 20.5.1995, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 73đưa Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo với thời hạn 3 năm. Đến ngày 22.5.1995 Năm cam bị bắt đưa về Trại tạm giam Bộ Nội vụ ở Hà Tây.

Năm cam là một tên tội phạm có nhiều tiền án, tiền sự nên có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan pháp luật nhằm che dấu hành vi phạm tội của mình. Khi biết tin Bộ Nội vụ chuẩn bị bắt, Năm cam đã mua vé bay ra Hà nội, thông qua Thắng “Tài Dậu” để gặp Trần Văn Thuyết. Hắn đã đưa cho Thuyết 10.000 USD nhằm mục đích lo chạy tội cho y tránh sự trừng phạt của pháp luật.

Tháng 6.1995, Trúc cùng Hiệp thong qua Thắng “Tài Dậu” dẫn đến gặp Trần Văn Thuyết tại 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Tại đây, Hiệp đặt vấn đề tiếp tục nhờ Thuyết lo “chạy tội” cho Năm cam thoát khỏi việc tập trung cải tạo. Thuyết đồng ý và nói với Hiệp phải chuẩn bị tiền để đưa cho một số cá nhân có chức trách trong việc giải quyết vụ này, đồng thời gia đình phải viết đơn (kêu oan) cho Năm cam, do Trúc đứng tên, gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan pháp luật gồm Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ và các cơ quan báo chí để lên tiếng gây áp lực. Để tìm đến những cơ quan và những người có thẩm quyền, Trần Văn Thuyết đã nhờ Nguyễn Thập Nhất, nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ Viện Kiểm Sát Hà Nội, nghiên cứu đơn và sắp xếp trình tự gửi đơn đến các cơ quan bảo vệ và pháp luật và công luận, sau đó đưa cho Dương Ngọc Hiệp đánh máy và ký tên gửi qua đường bưu điện đến các nơi cần thiết.

Mặt khác Trần Văn Thuyết nhờ Nguyễn Thiệp Nhất dẫn mình và Dương Ngọc Hiệp đến nhà ông Lê Thanh Đạo, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, để làm quen. Từ đó Thuyết đặt vấn đề nhờ xem xét giúp đỡ cho Năm cam. Để tập trung tiền lo chạy cho Năm cam, Thuyết bàn với Hiệp “phò mã” và gia đình sử dụng số tiền 1 tỉ đồng trước đây đã thế chấp căn nhà 191 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, cho ngân hàng Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Thái Bình (số tiền này trước khi Năm cam bị

bắt tập trung cải tạo đã chuẩn bị trả, vì vậy , đã phải gia hạn từ sau khi Năm cam bị bắt tập trung cải tạo năm 1995, đến tháng 2.1998 đã trả xong). Và bán 1 xe Nissan được khoảng 280 triệu đồng. Tất cả gom được khoảng 1,3 tỉ đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định việc huy động tiền trên của gia đình Năm cam là có thật.

Theo lời khai của bị can Dương Ngọc Hiệp, năm 1995-1997 Hiệp thường xuyên có mặt ở Hà Nội để theo dõi việc Trần Văn Thuyết lo “chạy tội” cho Năm cam. Trong thời gian này, theo yêu cầu của Thuyết, Hiệp đã nhiều lần đến nhà riêng đưa tiền cho Thuyết để Thuyết đưa cho một số cá nhân ở cơ quan bảo vệ pháp lật và công luận. Tổng số tiền đã đưa là 75.000 USD và 20 triệu đồng tiền Việt Nam, 1 đồng hồ đeo tay Rolex trị giá
5.000 USD, mục đích nhờ và lo chạy tội cho Năm cam. Sau mỗi lần đi quan hệ như trên, Thuyết đều thông báo kết quả công việc cho Hiệp biết và yên tâm.

Bị can Trần Văn Thuyết khai: Năm 1995 Năm cam và gia đình (Phan Thị Trúc và Hiệp “phò mã”) có nhờ Thuyết lo “chạy tội” cho Năm cam. Từ năm 1995 đến 1997, Thuyết nhận tiền của Năm cam tại nhà riêng của Thuyết (trước khi Năm cam bị bắt đưa đi tập trung cải tạo) và của Hiệp “phò mã” nhiều lần. Tổng số tiền là
67.000 USD, 10 triệu đồng và một đồng hồ hiệu Rolex trị giá 5.000 USD. Như vậy, Thuyết khai nhận số tiền để lo “chạy tội” cho Năm cam ít hơn so với lời khai của Năm cam và Hiệp “phò mã” (tiền chênh lệch là 152.000.000 đồng)

Thuyết khai, để giải thoát tập trung giáo dục cho Năm cam, hắn đã thống nhất với Dương Ngọc Hiệp hai phương án sau: Thứ nhất, phải thông qua cơ qua ngôn luận để đăng tải đơn kêu oan của Năm cam trên báo chí, nhằm tạo áp lực của dư luận và công luận. Thứ hai, đặt vấn đề với một số cá nhân có chức quyền ở cơ quan pháp luật để nhờ xem xét và “chạy tội” cho Năm cam.

Trong thời gian 1995-1997 Thuyết đã dẫn Hiệp đến gặp một số cá nhân trong cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan ngôn luận nhờ vả và đưa tiền. Trước khi đến gặp những người đó, Thuyết yêu cầu Hiệp đưa tiền để Thuyết bỏ phong bì và mua quà. Sau đó, Thuyết trực tiếp đưa tại nhà riêng hoặc nơi làm việc cho một số cá nhân hoặc tại nhà riêng của Thuyết và các quán ăn nhậu. Số tiền Thuyết nhận của Hiệp nhiều nhưng Thuyết không đưa hết theo như đã nói với Hiệp , thường giữ lại một số để sử dụng cá nhân. Bằng thủ đoạn như trên, Thuyết lo chạy chi phí cho Năm cam hết 51.000 USD, còn lại, 17.000 USD , Thuyết đã sử dụng cá nhân, số tiền của Trần Văn Thuyết nhận của Hiệp do không có biên nhận với nhau, nên đến nay Trần Văn Thuyết khai số tiền đã nhận của Hiệp là
68.000 USD là có cơ sở tin cậy được.

Số tiền trên Trần Văn Thuyết khai đã đưa cho một số người, cụ thể là:
Dương Ngọc Hiệp – Hiệp “phò mã”

Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp đưa cho ông Trần Mai

Hạnh, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam 6.000 USD, 1 dàn máy nghe nhạc của Nhật trị giá
3.000 USD và một chiếc đồng hồ Omega trị giá 2.5000 USD

Năm 1992, ông Trần Mai Hạnh bị tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức-Hà Nội. Trong thời gian này, ông quen biết Trần Văn Thuyết ( trước khi đó ông Hạnh không biết Thuyết). Năm 1993, Trần VĂn Thuyết đến nhà riêng ông Hạnh tại khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam (dốc Thọ Lão, Hà Nội) thăm gia đình. Từ đó, Thuyết quan hệ thân thiết với ông Trần Mai Hạnh cho đến khi khi y bị cảnh sát điều tra Bộ công an bắt, năm 2002.

Khi khám xét nhà ở của Trần Văn Thuyết tại Hà Nội và nhà ở Tôn Vĩnh Đắc ở thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã thu được một số tấm ảnh ông Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến (nguyên phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao) và một số đối tượng khác trong vụ án Năm cam như Hiêp
“phò mã”, tôn Vĩnh Đắc, Trần Văn Thuyết, Nguyễn Thập Nhất( chụp chung từ tháng 2.1997, khi Năm cam đang bị tập trung cải tạo); tấm ảnh ông Trần Mai Hạnh chụp với vợ chồng Tôn Vĩnh Đắc năm 1998 tại thành phố Vũng Tàu. Hiệp “phò mã” khai rằng người chụp chung trong ảnh,như ông Hạnh, ông Chiến, Trần Văn Thuyết và Nguyễn Thập Nhất, là những người mà Hiệp và Thuyết quan hệ để lo “chạy tội” cho Năm cam khi tập trung giáo dục cải tạo thời điểm 1995-1997. Đến năm 2000, ông Hạnh còn đến dự sinh nhật con gái Trần Văn Thuyết tại khách sạn Daewoo-Hà Nội…Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa ông Hạnh và các bị can nói trên là liên tục thân thiết và trong thời gian dài. Đồng thời còn thể hiện các việc làm sai trái, thiên lệch một cách tùy tiện của ông Trần Mai Hạnh, rõ ràng xuất phát từ động cơ cá nhân chứ không phải làm theo chức năng thông thường của cơ quan báo chí.

Để thực hiện ý đồ gây áp lực bằng dư luận, công luận như đã nêu ở trên, buộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tha Năm cam, Thuyết đã nhờ ông Hạnh đăng đơn của bà Trúc kêu oan cho chồng là Năm cam trên báo, nhờ ông Hạnh vừa có công văn hỏi cơ quan pháp luật và vừa đăng việc đó trên báo. Thực tế, ông Trần mai Hạnh với danh nghĩa Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận đã cho đăng 2 bài báo theo yêu cầu của Thuyết (bài “về đơn khiếu nại của bà Phan Thị Trúc” và bài “Viện KIểm Sát nhân dân Tối cao kiến nghị về trường hợp tập trung cải tạo đối với Năm cam”). Đồng thời, dưới danh nghĩa Hội nhà báo Việt Nam, ông Trần Mai Hạnh đã trực tiếp ký 2 văn bản số 33/HNB ngày 1.2.1996 gửi ông Phạm Sỹ Chiến-Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao –đề nghị xem xét đơn của bà Trúc, và văn bản số 7.3/HNB ngày 26.10.1996 đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết quan điểm và kết quả việc xem xét đơn của bà Trúc.

Trần Văn Thuyết khai, năm 1995 Thuyết dẫn Hiệp đến nơi làm việc của ông Hạnh đặt vấn đề nhờ đăng tải đơn cảu bà Trúc nhờ kêu oan lên báo chí, ông Hạnh đã đồng ý. Kết quả ông Hạnh đã cho đăng đơn 2 kỳ, ký công văn gửi các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đơn của bà Trúc như nói ở trên, và đăng hình tinh thần nội dung công văn số 1333 kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối với Năm cam của
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao gửi Bộ Nội vụ. Trong các bài báo trên, ông Hạnh đã đưa ra các kết luận, nhận xét có tính khẳng định “sai phạm nghiêm trọng” trong việc tập trung cải tạo giáo dục đối với Năm cam, chứ không phải tính chất đưa tin, chuyển đơn. Lý lẽ mà 2 bài báo đó nêu ra rất dễ làm cho người đọc tin là có thật.
Phan Thị Trúc – Trúc “mẫu hậu”

Ngày 26 và 29.7.2002 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã làm việc với ông Trần Mai Hạnh về việc
Thuyết và Hiệp đặt vấn đề nhờ xem xét việc đăng tải trên Nhà báo và công luận về đơn kêu oan cho Năm cam do bà Trúc đứng tên. Khi được hỏi về các kết luận trong các bài báo nói trên thì ông Trần Mai Hạnh khai không cử cán bộ đi xác minh, thu thập tài liệu; không nghiên cứu kết luận ngày 29.5.1989 của Hội Đồng Nhà Nước về việc tiếp tục thực hiện tập trung cải tạo theo nghị quyết 49/NQTVQH của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ngày 21.6.1961 mà lại đăng báo; khẳng định về việc Bộ Nội vụ bắt Năm cam đi

tập trung giáo dục cải tạo năm 1995 là vi phạm thủ tục xét duyệt , mà không xác minh, trao đổi với Bộ Nội vụ. Ông Hạnh chỉ căn cứ vào đơn của bà Trúc mà đăng báo khẳng định không có tài liệu nào phản ảnh Năm cam đã từng bị xử lý giáo dục về hành chính và hình sự, khẳng định ông Nguyễn Hữu Ngọc (Cán bộ Cục cảnh sát hình sự) thu giữ, sử dụng điện thoại di động của gia đình Năm cam gây thiệt hại gần 20 triệu đồng. Ông Hạnh thừa nhận việc đó là tùy tiện.

Bị can Tôn Vĩnh Đắc (Long “đầu đinh”) khai: năm 1995-1996 chở ông Hạnh 2 lần từ nhà Thuyết về cơ quan và nhà riêng ông Hạnh tại ngõ 101 F5 Thái Hà, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

-Về việc Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp khai đưa tài sản và tiền cho ông Trần Mai Hạnh như sau:

+ Năm 1996, DƯơng Ngọc Hiệp lấy chiếc đồng hồ Rolex trị giá 5.000 USD của Năm cam, cùng đi với Thuyết bằng xe ô tô của Thuyết đến cơ quan ông Hạnh. Đeo thử thấy to, ông Hạnh thích chiếc Omega của Thuyết đang đeo trên tay hơn. Do đó, ông Hạnh đã lấy chiếc Omega của Thuyết (trị giá 2.500 USD) còn Thuyết lấy chiếc đồng hồ Rolex của Hiệp để sử dụng. Việc này cả Thuyết và Hiệp đều biết.

+ Dương Ngọc Hiệp và Trần Văn Thuyết khai đưa tiền cho ông Hạnh 4 lần cụ thể là:

Lần thứ nhất: tại nhà riêng của Trần Văn Thuyết, ông Hạnh đến ăn cơm trưa, trước khi ông Hạnh về Thuyết có chuẩn bị 1 phong bì 1.000 USD, loại 100 USD, Hiệp có biết và còn kiểm tra có đúng là 1000 USD không. Thuyết đưa cho Hiệp và Hiếp đưa cho ông Hạnh, Thuyết khai có biết việc này. Thời gian này theo Thuyết khai là thời gian Hiệp chuyển đơn để nhờ ông Hạnh đã đăng báo.

Lần thứ hai: Cách lần 1 khoảng 1 tháng, tại nhà riêng Trần Văn Thuyết, chỉ có Hiệp, Thuyết, và ông Hạnh. Thuyết chuẩn bị 1 phong bì 1000 USD (loại 100 USD). Hôm đó ông Hạnh đến nhà Thuyết ăn cơm trưa, khi ăn xong ông Hạnh ra về, Hiệp chạy theo bỏ phong bì vào túi áo vét của ông Hạnh (Thuyết khai thời điểm này là sau khi ông Hạnh cho đăng báo kêu oan cho Năm cam).

Lần thứ ba: Tại phòng làm việc của ông Hạnh, thời gian Hiệp không nhớ, có Hiệp và Thuyết với ông Hạnh.
Thuyết chuẩn bị phong bì có bỏ 1.000 USD, Hiệp có nhìn thấy Thuyết đưa cho ông Hạnh.

Lần thứ tư: Khi báo đăng kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị tả tự do cho Năm cam thì Thuyết nói Hiệp chuẩn bị phong bì, Hiệp có bỏ vào 3.000 USD (Hiệp chuẩn bị phong bì) Hiệp và Thuyết đến cơ quan ông Hạnh bằng xe của Thuyết. Đến cơ quan ông Hạnh, Thuyết đã đưa phong bì này cho ông Hạnh, việc này có Hiệp chứng kiến.

Ngoài ra Hiệp còn khai năm 1996, ông Hạnh sửa nhà, ông Hạnh hỏi mượn Thuyết 20 cây vàng, nhưng Thuyết không có, Thuyết hỏi mượn Hiệp 10.000 USD để đưa cho ông Hạnh mượn. Thuyết đã đưa tiền này cho ông Hạnh, theo Thuyết khai thì ông Hạnh đã trả Thuyết số tiền này, song ông Hạnh sửa nhà lần 2 thì ông có hỏi vay Thuyết 140 triệu đồng. Thuyết lấy 100 triệu trước đây chưa trả Hiệp (10.000 USD) và mượn 40 triệu đồng đưa cho ông Hạnh, ông Hạnh đã trả Thuyết 40 triệu đồng. Hiệp có hỏi Thuyết 2 lần số tiền trên nhưng Thuyết nói chưa có, đến khi Hiệp bị bắt thì Thuyết chưa trả Hiệp số tiền trên.

Thuyết khai: năm 1996, Thuyết đặt vấn đề lắp cho ông Hạnh một dàn máy nghe nhạc nhưng đến năm 1999 thì Thuyết mới lắp (dàn máy gồm 1 tivi 21 inch, 1 đầu video, 1 âm ly, 2 loa thùng loại hàng của Nhật), Thuyết khai là tiền của Thuyết vì năm 1997 Năm cam đã được tha.

Mặc dù không thừa nhận đã nhận tiền, đồng hồ Omega, dàn máy nghe nhạc của Thuyết và Hiệp nhưng việc Thuyết và Hiệp khai đưa tiền cho ông Hạnh 4 lần đều có Hiệp và Thuyết. Khi Hiệp đưa tiền thì có Thuyết chứng kiến hoặc khi Thuyết đưa tiền thì có Hiệp chứng kiến trực tiếp. Việc đưa chiếc đông hồ Omega có cả Hiệp và Thuyết trực tiếp đưa, chứng cớ này là chấp nhận được. Việc đưa, nhận hối lộ này lại phù hợp với những việc làm mà ông Hạnh đã làm cho Thuyết và Hiệp – làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ông Hạnh cho đăng 2 bài báo trên và có 2 công văn hỏi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc của Năm cam), do đó co căn cứ xác định.

Bị can Trần Văn Thuyết và Trương Ngọc Hiệp khai năm 1996, Thuyết bàn với Hiệp định mua cho ông Hạnh 1 dàn máy nghe nhạc của Nhật gồm 1 tivi 21 inch, 1 amply, 1 đầu CD, 1 đầu video, 2 cặp loa trị giá
3.000 USD, nhưng do ông Hạnh nói đang định sửa nhà nên đến năm 1999 Thuyết mới lắp dàn máy này cho ông Hạnh tại phòng ngủ tầng 2 nhà ông Hạnh ở Thái Hà-Hà Nội. Nguồn tiền mua dàn máy nghe nhạc nói trên , Thuyết đã nói rõ là nguồn tiền của Hiệp đưa cho Thuyết. Khi Thuyết đem dàn máy trên ráp tại nhà ông Hạnh, có vợ ông Hạnh là Kim Anh biết.

Năm 1996, bị can Dương Ngọc Hiệp lấy chiếc đồng hồ Rolex của Năm cam sử dụng (do người bạn của Năm cam cho) trị giá 5.000 USD cùng với Thuyết đi xe ô tô của Thuyết do Thuyết lái xe đến cơ quan của ông Hạnh là có thật. Nhưng ông Hạnh không lấy chiếc đồng hồ Rolex mà ông Hạnh lại thích chiếc đồng hồ Omega của Thuyết đang đeo ở tay và ông Hạnh đã lấy chiếc đồng hồ Omega ( trị giá 2.500 USD) của Thuyết để sử dụng (việc này cả bị can Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp đều biết và đều khai nhận hoàn toàn khớp với nhau).

Năm 1996, ông Hạnh hỏi mượn Thuyết 20 lượng vàng để mua nhà, Thuyết nói với Hiệp cho mượn
10.000 USD để đưa cho ông Hạnh sử dụng, cuối năm 1996, ông Hạnh đưa lại cho Thuyết. Năm 1999 gia đình ông Hạnh sửa nhà, ông Hạnh hỏi vay Thuyết 140 triệu, THuyết sử dụng 100 triệu còn lại của Hiệp trước đây mà Thuyết chưa trả và Thuyết bỏ ra 40 triệu đồng là 140 triệu đồng. Hiện nay ông Hạnh đã trả Thuyết 40 triệu đồng, còn thiếu 100 triệu (nguồn tiền này Thuyết khai là của Dương Ngọc Hiệp).

Ngày 26.6.2002, bị can Trần Văn Thuyết và ngày 29.5.2002 bị can Dương Ngọc Hiệp khai trong 2 năm 1995 và 1996, Hiệp đưa cho ông Hạnh 2 lần tiền tại nhà riêng của Thuyết (91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), mỗi lần 1.000 USD. Việc chuẩn bị phong bì này do Thuyết làm, Hiệp có biết. Khi Hiệp đưa phong bì cho ông Hạnh, có Thuyết chứng kiến. Và 2 lần đưa tiền cho ông Hạnh tại cơ quan làm việc của ông Hạnh, Hiệp chuẩn bị phong bì 1.000 USD và 3.000 USD, khi Thuyết đưa 2 phong bì trên cho ông Hạnh thì có Hiệp chứng kiến.

Ngày 26 đến 29.7.2002, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an làm việc với ông Hạnh, ông Hạnh không thừa nhận việc nhận tiền và vật chất như lời khai của Thuyết và Hiệp, ông Hạnh chỉ nhận 2 bộ vest mới và quần áo sơ mi, một số bộ đầm cho vợ ông Hạnh (ông Hạnh không biết giá trị Thuyết mua là bao nhiêu).

Khi cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an hỏi ông Trần Mai Hạnh về kết luận của Hội nghị lần thứ 6 khóa IX – Ban chấp hành Trung ương là ông Hạnh “đã sử dụng chức quyền và báo chí để lien tục đưa ra công luận nhiều thông tin thiếu trách nhiệm, không trung thực, sai sự thật, có trường hợp vi phạm luật báo chí nhằm chạy tội cho Năm cam và có quan hệ trực tiếp trong thời gian dài với một số phần tử xấu”. Ông Hạnh đã trả lời:
“Tôi không hiểu sâu sắc về pháp luật, theo tài liệu của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, tôi không lợi dụng thông tin để gỡ tội cho Năm cam, quan hệ với các phần tử xấu, chỉ có Nguyễn Văn Thuyết còn các phần tử khác là không,khẳng định việc đưa tin không đúng sự thật, vi phạm luật báo chí là đúng”.

Mặc dù đến nay, ông Hạnh không thừa nhận việc Thuyết và Hiệp đưa tiền, tài sản cho ông như trình bày ở trên, ông Hạnh chỉ khai nhận có nhận 2 bộ vest mới và quần áo sơ mi, một số bộ đầm cho vợ ông Hạnh. Nhưng qua lời khai của bị can Trần Văn Thuyết ngày 29.2.2002 và của bị can Tôn Vĩnh Đắc cùng với bức ảnh ông Hạnh chụp chung với các bị can khẳng định việc ông Hạnh quan hệ than thiết lâu dài với các đối tượng “chạy tội” cho Năm cam là có thật. Điều đó phù hợp với việc làm tùy tiện quá sốt sắng, thậm chí cả việc vi phạm luật báo chí để đáp ứng ý đồ của gia đình Năm cam và Trần Văn Thuyết là phải sử dụng báo chí nhằm để gây áp lực – sức ép đối với cơ quan chức năng trong việc đưa Năm cam đi tập trung cải tạo. Từ việc đánh giá tổng hợp tất cả các tài liệu nói trên cho thấy: Việc bị can Thuyết và Hiệp khai đưa 8.500 USD và dàn máy nghe nhạc của Nhật trị giá 3.000 USD cho ông Hạnh là có cơ sở.

Các hành vi trên của ông Trần Mai Hạnh đã phạm vào tội nhận hối lộ, tội danh được quy định tại điều 279 BLHS. Việc sử dụng báo chí để bảo vệ cho một tên cầm đầu băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm là Năm cam, rõ ràng đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội, do đó cần thiết phải được xử lí nghiêm khắc trước pháp luật đối với ông Trần Mai Hạnh để có tác dụng răn đe giáo dục chung. Đồng thời, góp phần củng cố và phát huy chức năng quan trọng của báo chí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn kỷ
cương pháp luật.

Đối với công văn 1333 ngày 19.8.1996 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao gửi Bộ Nội vụ kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối với Năm cam của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là tài liệu mật nhưng ông Hạnh lại cho đăng tinh thần nội dung công văn trên lên báo chí, ông Hạnh thừa nhận việc đó là vi phạm luật báo chí. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an yêu cầu ông Hạnh trình bày về việc ai là người thu thập nội dung công văn trên , ai là người của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cung cấp công văn số 1333 thì ông Hạnh không trả lời được và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này (vì công văn của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trả lời ông Hạnh không nêu cụ thể nội dung văn bản số 1333, trong khi đó bài báo lại nếu rất chi tiết văn bản này).

Trần Văn Thuyết đưa cho ông Phạm Sỹ Chiến nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao 3.000 USD và một giàn máy nghe nhạc của nhật trị giá 3.000 USD

Ngoài việc thông qua ông Hạnh để sử dụng phương tiện báo chí can thiệp cho Năm cam, Trần Văn Thuyết đã gặp Nguyễn Thập Nhất để quan hệ với một số cán bộ lãnh đạo của Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao, trong đó có ông Phạm Sỹ Chiến, Phó viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao. Kết quả điều tra, ngoài lời khai của Thuyết, Nguyễn Thập Nhất, Hiêp “phò mã”, Long “đầu đinh” và anh Thông (lái xe cho Thuyết), cơ quan điều tra còn thu được một số bức ảnh thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các đối tượng tham gia vào việc “chạy” cho Năm cam thoát khỏi việc xử lý của pháp luật, cụ thể như sau:

Trong khi khám xét nhà của các bị can Trần Văn Thuyết ở Hà Nội và bị can Tôn Vĩnh Đắc ở thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an có thu giữ được một số tấm ảnh, trong đó có ông Phạm Sỹ Chiến (Phó viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao) chụp chung với một số đối tượng trong vụ án Năm cam như Trần Văn Thuyết, vợ chồng ông Hạnh, Tôn Vĩnh Đắc, Dương Ngọc Hiệp, Nguyễn Thập Nhất. Một tấm ảnh khác chụp có bà Phạm Thị Chức (vợ ông Chiến), ông Phạm Sỹ Chiến, anh Vũ Văn Mão (lái xe cho Thuyết), vợ chồng anh Thành (giám đốc khách sạn Mai Anh). Tấm ảnh này được chụp tại bữa tiệc sinh nhật con gái của Thuyết là Trần Thị Hiền năm 2000 tại khách sạn Daewoo-Hà Nội. Điều đó chứng tỏ trong thời gian Năm cam đang tập trung cải tạo và sau khi được tha thì ông Chiến vẫn có quan hệ thân thiết, chặt chẽ với nhóm “chạy tội” cho Năm cam.

Xem xét lại việc chỉ đạo thẩm tra và kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam của ông Phạm Sỹ Chiến có diễn biến như sau:

Tháng 6.1995, sau khi bàn bạc với Nguyễn Thập Nhất về việc quan hệ với các cơ quan pháp luật ở trung ương để lo chạy giúp Năm cam được tha, thoát khỏi tập trung cải tạo và không bị truy tố trước pháp luật. Nhất dẫn Thuyết và Hiêp “phò mã” đến nhà riêng ông Phạm Sỹ Chiến tại An Dương, Yên Phụ, Hà Nội. Thuyết giới thiệu với ông Chiến xem xét giúp đỡ đơn khiếu nại bị tập trung cải tạo oan cho Năm Cam do bà Trúc đứng tên. Ông Chiến hướng dẫn cho Thuyết là không tiếp nhận đơn giải quyết ở nhà riêng, yêu cầu gửi đơn cho các nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét và đề xuất. Sau đó, Thuyết, Nhất, đã hướng dẫn cho Hiệp viết đơn khiếu nại Năm Cam bị tập trung cải tạo oan, do bà Trúc đứng tên gửi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao qua đường bưu điện.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận được khiếu nại của bà Trúc, ông Chiến đã giao và chỉ đạo Vụ kiểm sát điều tra án trị án. Toà án nhân dân Tối cao thẩm tra xác minh. Đến ngày 6.10.1995, ông Phạm Sỹ Chiến đã ký công văn số 1597 gửi lãnh đạo Bộ Nội vụ đề nghị chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân Tối cao: lý do Năm cam bị bắt,tài liệu về hành vi phạm pháp của Năm cam, thành phần xét duyệt tập trung cải tạo và thủ tục bắt giam Năm cam.

Đến ngày 25.10.1995, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Bộ Nội vụ đã có công văn số 2457 phúc đáp công văn nói trên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, nội dung văn bản này thể hiện rất rõ chi tiết nội dung: Việc bắt tập trung giáo dục cải tạo đối với Năm cam là thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ; Việc tập trung cải tạo Năm cam là đúng thủ tục đúng đối tượng, được nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và công luận được hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.

Ngày 13.2.1996, ông Phạm Sỹ Chiến chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Nội vụ để bàn giải quyết đơn khiếu nại cho Năm cam và trả lời báo Nhà báo và Công Luận, Đài truyền hình Việt Nam. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã nêu tóm tắt tình hình về việc tập trung cải tạo Năm cam thể hiện có sự chỉ đạo của thủ Tướng Chính Phủ chỉ đạo kiên quyết đấu tranh với Năm cam, một đối tượng nguy hiểm cho an ninh trật tự xã hội.
Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã quyết định cho Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển ba tập hồ sơ tài liệu: Tập hồ sơ về việc tập trung cải tạo Năm cam đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để nghiên cứu trao đổi xem xét có cơ sở khởi tố để xủ lý hình sự đối với Năm cam hay không?

Sau khi nghiên cứu hồ sơ do Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ chuyển đến, Vụ kiểm sát điều tra án trị an
– Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có báo cáo ông Phạm Sỹ Chiến, được ông Chiến cho ý kiến: Căn cứ tập trung cải tạo không có cơ sở, không đúng đối tượng, gợi ý để họ báo cáo lãnh đạo xem xét huỷ quyết định tập trung cải tạo, nếu cứ cho là đúng thì Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có văn bản kiến nghị.

Đến ngày 11.4.1996, ông Trần Thanh Phong, Vụ trưởng vụ Kiểm sát điều tra án trị an Viện kiểm sát nhân dân Tối cao chủ trì cuộc họp với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ. Nội dung cuộc họp thể hiện quan điểm của Vụ kiểm sát điều tra án trị an là: Việc tập trung cải tạo Năm cam với các tài liệu có trong hồ sơ là chưa đúng tiêu chuẩn, thủ tục xét duyệt chưa đúng, không thông qua Hội đồng tư vấn. Nhưng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ nội vụ vẫn khẳng định quan điểm của mình: “Việc tập trung cải tạo Năm cam là có căn cứ theo nghị quyết số 49 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và thủ tục. Vì Hội đồng tư vấn chỉ là một bộ phận giúp việc cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho việc xét duyệt tập trung cải tạo chứ không phải cấp xét duyệt.

Sau cuộc họp này do không thống nhất quan điểm với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ nên Vụ Kiểm sát điều tra án trị an – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có văn bản số 598 ngày 6.5.1996 gửi lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ nêu rõ: “Quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam là chưa đủ cơ sở và không đúng thủ tục, chúng tôi cần báo cáo với lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và lãnh đạo Bộ Nội vụ để huỷ quyết định tập trung cải tạo ngày 20.5.1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với Năm
cam”. Trong văn bản này còn cho rằng, sau khi tập trung cải tạo Năm cam rồi mới đi thu thập tài liệu về tội phạm của Năm cam là không đúng nguyên tắc pháp luật. Ngày 30.5.1996, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ đã có công văn số 603/P2 gửi đến Vụ kiểm sát điều tra án trị an nếu rõ: Tập tài liệu thứ hai, thứ ba chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là để tham khảo ý kiến của các ông trước khi quyết định khởi tố vụ án chứ không phải bổ sung hồ sơ tập trung cải tạo cho Năm cam và khẳng định việc tập trung cải tạo Năm cam là cần thiết và tiến hành theo đúng nghị quyết số 49 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Việc này Tổng cục Cảnh sát – Bộ Nội vụ đã có công văn 2457 ngày 25.10.1995 gửi đến ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (đến nay ông Chiến và một số cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có liên quan đến việc này nói chưa biết văn bản số 2457 nói trên là rất vô lý. Bởi vì, nếu không thấy công văn này tại sao không yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp. Ngày 14.8.1996, Vụ kiểm sát điều tra án trị an – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có công

văn số 1134 gửi ông Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ để gửi bản dự thảo kiến nghị huỷ bỏ tập trung cải tạo đối với Năm cam để Cục Cảnh sát điều tra báo cáo với lãnh đạo Bộ Nội vụ cho ý kiến về nội dung bản kiến nghị này. Sau khi báo cáo ý kiến Bộ trưởng Bộ Nội vụ về dự thảo kiến nghị nói trên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, ngày 6.9.1996, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ đã có văn bản số 210/P2 phúc đáp công văn số 1134 nói trên, tiếp tục khẳng định: Việc tập trung cải tạo Năm cam có sự chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ là cần thiết và đúng với nghị quyết 49 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 18.9.1996, ông Phạm Sỹ Chiến đã kí văn bản số 1333/KSĐT – TA để kiến nghị ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo số 73 ngày 20.5.1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với việc tập trung cải tạo Năm cam (cần lưu ý là văn bản số 1333 đóng dấu “mật” và chỉ sao gửi cho Văn Phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước và văn phòng Chính phủ. Hiện nay chưa làm rõ được vì sao ông Hạnh lại có văn bản này để đăng báo). Đến ngày 30.11.1996, ông Chiến lại tiếp tục có công văn 1734 gửi lãnh đạo Bộ Nội vụ nhắc và đôn đốc Bộ Nội vụ về công văn số 1333 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, nội dung nêu rõ: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã có kiến nghị đến nay đã trên 2 tháng chưa có phúc đáp, đề nghị Bộ Trưởng cho biết ý kiến về kiến nghị trên. Ngày 26.12.1996, Bộ Nội vụ có văn bản số 1117 gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phúc đáp kiến nghị số 1333 với nội dung khẳng định: Năm cam là một đối tượng rất nguy hiểm đến an ninh trật tự; bắt tập trung cải tạo đảm bảo tiêu chuẩn; đúng đối tượng, không có căn cứ để huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo một tên trùm lưu manh là Năm cam, làm ngơ trước các tài liệu quan trọng do Thủ Tướng chỉ đạo và tài liệu cơ quan chức năng trao đổi. (phải chăng, tất cả những cái đó không đáng tin cậy bằng “lời kêu cứu” của vợ con của tên trùm lưu manh hay sao). Tại buổi làm việc ngày 26.6.2002, do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổ chức (có lãnh đạo cơ quan Cảnh sát điều tra và điều tra viên cùng dự) ông Chiến đã thừa nhận: Đến nay thấy tài liệu (1995) để tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là quá đủ (có khi còn thừa) và nếu ông Chiến biết được công văn số 2457 của Bộ Nội vụ có ý kiến chỉ đạo của thủ Tướng Chính phủ thì ông Chiến đã không ký bản kiến nghị số 1333 đề nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam. Nghĩa là khi đó ông Chiến chưa nắm được đầy đủ thông tin vè Năm cam.

Bị can Trần Văn Thuyết khai: Trong việc nhờ ông Chiến xem xét giải quyết đơn khiếu kêu oan cho Năm cam của bà Trúc(thời điểm 1995) Thuyết đã dẫn Hiệp đến nhà ông Chiến hai lần và nhận hai lần tiền của Hiệp tại số nhà 91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội là 6.000 USD. Thuyết đã sử dụng như sau: Vào cuối năm 1995, sau khi ông Chiến nhận lời giúp giải quyết đơn khiếu nại của gia đình Năm cam thì Thuyết đặt vấn đề với ông Chiến là “hôm nào em lắp cho anh một dàn máy nghe nhạc”, ông Chiến nói lại “nếu có điều kiện thì lắp cho anh” (Thuyết nói rõ nguồn tiền này là của Dương Ngọc Hiệp). Sau đó Thuyết xuống Hải Phòng mua một dàn máy nghe nhạc loại của Nhật gồm 1 tivi, một đầu video, một dàn đĩa CD, một aamly, một cặp loa trị giá 3.000 USD mang về biếu ông Chiến. Thuyết đã dùng xe ô tô của Thuyết do anh Trần Duy Thông điều khiển chở dàn máy nghe nhạc này và lắp đặt tại tầng 3 nhà ông Chiến ở bãi An Dương, phường Yên Phụ, Hà Nội. Trong khi lắp máy chỉ có bà Chức vợ ông Chiến ở nhà, Sau khi lắp dàn máy trên cho gia đình ông Chiến, Thuyết không lấy tiền của gia đình ông Chiến.

Ngoài ra Thuyết khai Tết năm 1995-1996, Thuyết và Hiệp đến chúc tết gia đình ông Chiến bằng xe gắn máy, Thuyết chuẩn bị một túi quà gồm rượu, trái cây và phong bì 10 triệu đồng tiền Việt Nam(trị giá khoảng
1.000 USD). Thuyết trực tiếp đem túi quà trên cho bà Phạm Thị Chức để biếu ông Chiến(ông Chiến không có nhà).

Tết năm 1996-1997, Thuyết đi một mình đến chúc Tết gia đình ông Chiên, gặp ông Chiến ở nhà. Thuyết đã đưa cho ông Chiến một túi quà gồm rượu, thực phẩm, trái cây, một cành đào và phong bì 10 triệu đồng, tổng trị giá 1.500 USD. Còn lại 500 USD, Thuyết sử dụng cá nhân.

Ngoài ra, ngày 30 Tết nguyên đán 1996, vợ chồng ông Chiến đến nhà Thuyết (91 Nguyễn Thái Học) ăn tất niên và 3 lần ông Chiến đi ăn cơm với Thuyết, Hiệp, Long “đầu đinh”. một lần tại quán cơm niêu trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội; quán Kỳ Hưng đường Yên Phúc; 1 lần tại nhà Nguyễn Thập Nhất).

-Trần Duy Thông khai: vào khoảng cuối năm 1995, Thông có chở Thuyết bằng ô tô của Thuyết đem một bộ giàn máy đến lắp cho ông Chiến tại nhà riêng ở An Dương, Tây Hồ, Hà Nội. Cụ thể việc lắp ráp như thế nào thì Thông không được chứng kiến.

-Bị can Nguyễn Thập Nhất khai: thong qua Phạm Hùng Cường, thư ký của ông Lê Thanh Đạo, Nhất biết ông Chiến có trách nhiệm giải quyết đơn của bà Trúc; biết giữa Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Nội vụ chưa thống nhất quan điểm về việc đưa Năm camđi tập trung giáo dục cải tạo. Nhất biết việc này và báo lại cho Thuyết biết. Vào năm 1996, Nhất đưa Thuyết đến nhà ông Chiến hai lần để giới thiệu Thuyết chạy lo cho Năm cam. Ngoài ra, Nhất còn nghe Thuyết nói lại là trong việc lo chạy tội cho Năm cam, Thuyết có mua cho ông Chiến một dàn máy nghe nhạc.

-Bị can Dương Ngọc Hiệp khai: trong thời gian lo chạy tội cho Năm cam, Nguyễn Thập Nhất và Trần Văn Thuyết đã dẫn Hiệp đến nhà ông Phạm Sỹ Chiến hai lần để nhờ ông Chiến xem xét, giúp đỡ, giải quyết đơn kêu oan cho Năm cam của bà Trúc, Hiệp đã đưa cho Thuyết hai lần tiền 96.000 USD tại 91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Hà Nội. Sau đó Hiệp được biết cho biết đã sử dụng số tiền trên như sau:

+Cuối năm 1995, Thuyết bàn với Hiệp mua cho ông Chiến một dàn nghe nhạc được Hiệp đồng ý.
Sau khi tự mua và lắp đặt xong cho ông Chiến một dàn máy; Thuyết có nói lại cho Hiệp nghe tại nhà riêng của Thuyết.

+Tết năm 1995-1996, Hiệp cùng với Thuyết có đến chúc Tết gia đình ông Chiến bằng xe gắn máy, chỉ gặp bà Chức ở nhà, Hiệp có thấy Thuyết đưa cho bà Chức một túi quà, còn trị giá túi quà là bao nhiêu,Hiệp không biết. Lời khai này phù hợp với lời khai của Thuyết.

-Bị can Tôn Vĩnh Đắc khai: Trong năm 1996 có một vài lần Long thấy ông Chiến, Thuyết và Hiệp bàn công việc tại nhà riêng của Thuyết. Long nghe Thuyết nói với Hiệp “ông Chiến nói chờ kết quả họp 3 ngành để đưa Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo ở Vĩnh Phúc”. Lời khai của Long “đầu đinh” phù hợp với lời khai của Thuyết và Hiệp và đúng với thực tế bởi khi đó Năm cam đang bị tạm giam tại trại T16 Bộ Nội vụ để phục vụ công tác khai thác, làm rõ hành vi tổ chức đánh bạc.

-Bà Phạm Thị Chức khai: Việc nhờ Thuyết mua dàn máy nghe nhạc là do Phạm Thị Hoà (con gái bà Chức đang du học tại Anh) đặt vấn đề với Thuyết. Sau khi Thuyết đem dàn máy đến lắp ráp cho gia đình thì bà Chức trả cho Thuyết khoảng 6-7 triệu đồng (bà Chức không nhớ là bao nhiêu). Việc bà Chức thanh toán tiền cho Thuyết không có ai biết. Khi cơ quan điều tra Bộ Công an hỏi “dàn máy hiện nay để ở đâu” thì bà Chức khai “mất hết, chỉ còn lại chiếc tivi 21 inch” do chuyển nhà; lúc thì khai “hiện vẫn còn đầy đủ dàn máy trên, để ở nhà” (tổ 28, cụm 4, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội)

Ngoài ra bà Chức không thừa nhận việc tết 1995-1996 Thuyết và Hiệp đến chúc Tết gia đình như trình bày ở trên. Lời khai của bà Chức không thống nhất, lời khai trước mâu thuẫn với lời khai sau. Qua đó chứng minh lời khai của bà Chức không đáng tin cậy.

-Ông Phạm Sỹ Chiến khai: Sauk hi Năm cam bị bắt (tháng 12.2001). Ông Chiến đã kiểm tra, nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ do Bộ Nội vụ cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về Năm cam 1995. Ông Chiến đã thừa nhận việc Bộ Nội vụ bắt Năm cam đi tập trung cải tạo là đúng đối tượng, việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra kiến nghị số 1333 ngày 18.9.1996 đề nghị Bộ Nội vụ huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo

đối với Năm cam là không đúng. Theo ông Chiến với tài liệu về Năm cam 1995, do tổ công tác 63 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kiểm tra thì có đủ căn cứ khởi tố hình sự đối với Năm cam để xử lý trước pháp luật chứ không chỉ đưa Năm cam đi tập trung cải tạo. Ông Chiến khai việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Trúc 1995 kêu oan cho Năm cam, ông Chiến đã giao nhiệm vụ 2B do ông Trần Phong Thanh phụ trách thụ lý giải quyết. Dựa trên báo cáo đề xuất của Vụ 2B nên ông Chiến kí kiến nghị số 1333.

Tại buổi làm việc Ban kiểm tra Trung Ương ngày 26.2.2002, ông Chiến đã thừa nhận có nhờ Trần Văn Thuyết mua cho dàn máy nghe nhạc nói trên, vì khi đó con ông Chiến có nhu cầu học ngoại ngữ, vợ ông Chiến đã trả tiền cho Thuyết. Nhưng đến nay, khi làm việc với cơ quan điều tra Bộ Công an, ông Chiến khai báo vào tháng 8.1998, bà Chức vợ ông Chiến nhờ THuyết mua dàn nghe nhạc hết 7 triệu đồng. Việc này do vợ con làm, ông Chiến không biết (ông Chiến đi công tác miền Nam).

Ông Chiến không thừa nhận việc Thuyết và Hiệp đưa tiền và vật chất như trình bày ở trên.

Như vậy, lời khai của ông Chiến và bà Chức trước và sau không thống nhất, có nhiều mâu thuẫn nên không có cơ sở để tin cậy.

Từ những lời khai của người liên quan như trình bày ở trên có cơ sở để thừa nhận ông Chiến đã nhận dàn máy có trị giá 3.000 USD của gia đình Năm cam do Thuyết và Hiệp đưa.

Ngoài ra, năm 1995-1996 Thuyết và Hiệp đến chúc Tết gia đình ông Chiến tại An Dương, Tây Hồ, Hà Nội, đã đưa cho bà Chức 1 túi quà gồm riệu, trái cây, phong bì 10 triệu (tổng trị giá 1.000 USD) để biếu ông Chiến. Tổng cộng, ông Chiến đã nhận của Thuyết và Hiệp 4.000 USD.

Riêng việc Thuyết khai Tết năm 1996-1997 Thuyết đến chúc Tết gia đình ông Chiến, đã đưa cho ông Chiến một túi quà trị giá 1.5000 USD nhưng đến nay ông Chiến không thừa nhận việc này. Với trình tự logic như trên, thấy lời khai của Thuyết là có căn cứ nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận ông Chiến có nhận một túi quà của Thuyết trị giá 1.500 USD.

Từ tất cả các sự kiện, tài liệu nêu trên cho thấy: Nếu trong hoạt động điều tra và giám sát điều tra mà điều tra viên hoặc kiểm sát viên có quan hệ sâu sắc với một phía bị can hoặc bị hại thì đây chính là diều kiện thay đổi điều tra viên hoặc kiểm sát viên theo quy định của pháp luật. Ở đây, ông Phạm Sỹ Chiến, người có quyền năng pháp luật rất lớn lại có quan hệ thân thiết, sâu sắc và lâu dài với các đối tượng “chạy tội” cho Năm cam. Điều đó thể hiện sự không vô tư, không khách quan trong quá trình chỉ đạo thẩm tra việc tập trung cải tạo cũng như kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đói với Năm cam. Việc Bộ Nội vụ kiên quyết không huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam là ngoài ý muốn của ông Chiến. Cho đến nay, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước (cụ thể là Ban cán sự Đảng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) đã tiến hành thẩm định lại hồ sơ tập trung cải tạo của Năm cam thời điểm năm 1995 kết luận: Việc quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam là đúng.. Việc kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam là không đúng. Chính vì thế, việc các bị can Trần Văn Thuyết, Dương Ngọc Hiệp khai có việc đưa tiền và tài sản cho ông Chiến là có căn cứ, là logic với việc ông Chiến chị đạo cấp Vụ ra nhiều văn bản và trực tiếp ký kiến nghị huỷ bỏ tập trung cải tạo đối với Năm cam đã gây nên một sự nghi hoặc đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật và làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Nội vụ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (khi đó) cũng như uy tín của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao hiện nay.

Hành vi trên của ông Phạm Sỹ Chiến đã phạm vào tội nhận hối lộ, tội danh được quy định tại điều 279 BLHS.

Đối với ông Trần Phong Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ 2B Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao: sau khi được Viện trưởng giao tiếp nhận các tài liệu từ Vụ 4 chuyển tới, Vụ 2B đã phân công cho ông Đặng Chung là cán bộ trực tiếp nghiên cứu, xác minh, thụ lý giải quyết đơnkhiếu nại của bà Trúc năm 1995 về việc Bộ Nội vụ đưa Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo là không đúng.

Ngày 14.8.1995, ông Đặng Chung viết bái cáo kết quả việc trên với lãnh đạo Viện Kiểm sát nhan dân Tối cao (bản viết tay) do ông Thanh ký với nội dung: Qua làm việc với ông Tư Tạo, Phó giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh, ông Chung được biết Năm Cam là đặc tình loại 3 của PC14 công an thành phố nhưng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Qua tài liệu trinh sát phản ánh, Năm cam đang tổ chức, điều hành nhiều sòng bạc lớn trên địa bàn Thành phố và tổ chức nhiều băng đảng xã hội đen đâm thuê, chém mướn. Trước khi bắt Năm cam đưa đi tập trung giáo dục cải tạo, Bộ Nội vụ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24.6.1996, ông Đặng Chung viết báo cáo gửi lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (viết tay) do ông Thanh ký với nội dung: Về thủ tục bắt Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo (năm 1995) là không đúng, không qua hội đồng xét duyệt của thành phố Hồ Chí Minh. Về đối tượng, Năm cam không thuộc đối tượng xét tập trung giáo dục cải tạo với lý do: Trong hồ sơ xét duyệt tập trung giáo dục cải tạo chưa thấy lần nào Năm cam bị các cơ quan pháp luật,chính quyền địa phương xử lý. Do đó quan điểm chưa thống nhất giữa C16 và Vụ 2B đề nghị mời Bộ Nội vụ và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao họp bàn để thống nhất giải quyết, đã được ông Chiến, Phó viện trưởng phê duyệt : “đồng ý nhận xét và đề xuất của Vụ 2B”.

Ngày 6.9.1996, Vụ 2B nhận được công văn 280 của C16 do ông Trần Văn Nho ký việc bắt Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo là đúng đối tượng và thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nếu không thể truy tố được Năm cam thì vẫn tập trung cải tạo không được tha.

Ngày 18.9.1996, ông Nguyễn Danh Hưng-kiểm sát viên cao cấp được ông Thanh giao dự thảo kiến nghị 1333 đã được ông Chiến-Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao duyệt đồng ý. Nội dung: Kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Năm cam.

Khi làm việc với cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, ông Thanh khai: Các tài liệu do Bộ Nội vụ chuyển cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về Năm cam gồm 3 tập, ông Thanh có đọc, nghiên cứu và cho rằng với tài liệu như vậy chỉ là báo cáo, chưa có xác minh và kết luận, không dủ cơ sở tin cậy nên việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra bản kiến nghị 1333 là đúng. Khi điều tra viên thông báo kết luận tổ 63 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao với nội dung: Bộ Nội vụ và Công an thành phố Hồ Chí Minh lập hồ sơ đưa năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo là đúng, viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra kiến nghị 1333 là không đúng thì ông Phong cho rằng chưa được nhận kết luận trên nên chưa có điều kiện phân tích nội dung nào nhất trí, nội dung nào không nhất trí.

Ông Thanh chỉ thừa nhận khi giữa Bộ Nội vụ và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chưa thống nhất quan điểm về việc xử lý đơn của bà Trúc, trong khi đó Bộ Nội vụ đã thông báo cho viện Kiểm sát nhân dân Tối cao biết việc bắt Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vậy mà Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao không xin ý kiến của Thủ tướng, lại đơn phương ký kiến nghị 1333 đề nghị huỷ bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối vói Năm cam là không đúng. Về việc này, ông Thanh thấy trách nhiệm của cấp Vụ là chưa nhận thức hết được vấn đề, đánh giá tài liệu chưa sâu nên không tham mưu hết cho lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trong việc đưa ra kiến nghị 1333.

Việc làm trên của ông Nguyễn Phong Thanh đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chưa phát hiện thấy ông Phong Thanh có quan hệ với những người trong gia đình Năm cam, chưa có

tài liệu chứng minh ý thức vụ lợi của ông Thanh. Hiện ông Thanh đã nghỉ hưu, già yếu nên đề nghị xử lý, kiểm điểm về mặt hành chính.

Đưa cho ông Lê Thanh Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao 5.000 USD; ông Cường (thư ký của ông Đạo, đã chết) 5.000 USD.

Tháng 6.1996, theo đề nghị của Năm cam và Hiệp “phò mã” , Nguyễn Thập Nhất (nguyên Trưởng phòng kiểm sát giam giữ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) dẫn Thuyết, Hiệp “phò mã”, Long “đầu đinh” đến nhà riêng ông Lê Thanh Đạo ở Hải Dương (đi bằng xe ô tô của Thuyết do Long lái). Taaij đây, Nhất đựt vấn đề với ông Đạo xem xét giúp đỡ giải quyết đơn kêu oan cho Năm cam do bà Trúc đứng tên. Ông Đạo nói là đơn gửi cho ông Cường (thư ký riêng của ông Đạo).

Khoảng 4 ngày sau, Nhất dẫn Thuyết, Hiệp “phò mã” đến nhà riêng ông Cường (khu tập thể của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ), đặt vấn đề nhờ chuyển đơn của bà Trúc kêu oan cho Năm cam đến các phòng nghiệp vụ của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và cho ông Lê Thanh Đạo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ông Cường đồng ý. Trước khi về, Thuyết trực tiếp gửi lại cho ông Cường 2 túi quà, một để biếu ông này và một nhờ chuyển cho ông Đạo. mỗi túi có rượu, trái cây và một phong bì 5.000 USD.

Bị can Tôn Vĩnh Đắc (Long “đầu đinh”) khai: Vào năm 1995, Long có dùng xe ô tô của Thuyết chở Thuyết, Nhất,Hiệp đi dự đám giỗ tại quê của ông Đạo ở Hải Dương là có thật, Long chỉ làm nhiệm vụ lái xe.

Do ông Cường đã chết vì tai nạn giao thông vào tháng 3.2002 nên không có điều kiện làm rõ xem ông
Cường có chuyển quà biếu và tiền của Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp cho ông Lê Thanh Đạo không.

Các tài liệu trên thấy việc Thuyết và Hiệp thông qua Nguyễn Thập Nhất gặp ông Đạo, nhờ xem xét đơn kêu oan cho Năm cam của bà Trúc(năm 1995) là có thật. Còn việc ông Đạo và ông Cường nhận tiền và vật chất của Thuyết và Hiệp như thế nào thì chưa có cơ sở kết luận.

Đưa cho Nguyễn Thập Nhất, nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội 10.000 USD
Để thực hiện lời hứa với Năm cam, Thuyết đã trực tiếp dẫn Hiệp “phò mã” đến gặp Nguyễn Thập Nhất để nhờ xem đơn và tìm cách giúp đưa đơn đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Nhất đồng ý giúp và đã đưa Thuyết và Hiệp “phò mã” đến nhà ông Lê Thanh Đạo (Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khi đó), nhà ông Cường (thư ký của Đạo), nhà ông Phạm Sỹ Chiến (Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khi đó) để đưa đơn kêu oan cho Năm cam.

Nguyễn Thập Nhất còn nhận đơn của Hiệp “phò mã” và trực tiếp gửi đến các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tại Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngày 23.5.2002, bị can Trần Văn Thuyết khai: Vào khoảng tháng 7.1995, theo yêu cầu Nguyễn Thập Nhất là cần một số tiền để chi phí lo “chạy tội” cho Năm cam, Thuyết đã chuẩn bị một phong bì 7.000 USD đến nhà rieeng của Nguyễn Thập Nhất tại 55 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhất nhận phong bì ngay trước cổng nhà vào khoảng 11 giờ 30 – 12 giờ trưa. Lúc ấy Nhất đi xe máy Vespa màu xanh. Ngoài ra theo yêu cầu của Nhất, trong hai năm 1995-1996, Thuyết đã đưa cho Nhaats-5 lần, mỗi lần 300-500 USD tại các quán nhậu(Thuyết không nhớ), tổng cộng khoảng 3.000 USD để Nhất tiếp khách.

Dương Ngọc Hiệp khai: năm 1995, sau khi Năm cam bị bắt, Hiệp cùng với Thuyết đã đến gặp Nhất để nhờ giúp đỡ và đưa cho Thuyết 2 lần tiền để Thuyết đưa cho Nhất, tổng cộng 10.000 USD. Lời khai này của Dương Ngọc Hiệp là phù hợp với lời khai của Thuyết.

Ngày 7.6.2002, bị can Nguyễn Thập Nhất khai nhận trong các năm 1995-1997, Nhất chỉ nhận tiền của Thuyết mỗi lần 300.000-500.000 đồng tại các bữa ăn sáng, trên ô tô của Thuyết và tại nhà riêng của Thuyết (91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), tổng cộng khoảng 15 triệu.

Do cso những hành vi “chạy tội” như trên, kết quả là ông Phạm Sỹ Chiến ký văn bản gửi Bộ Nội vụ kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo với Năm cam.

Nguyễn Thập Nhất nguyên Trưởng phòng kiểm sát giam giữ Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội, lầ một cán bộ lâu năm trong ngành bảo vệ pháp luật. Vì vậy Nhất biết rõ Năm cam và đồng bọn là một tổ chức tội phạm rất nguy hiểm. Nhưng vì động cơ, mục đích trục lợi cho bản thân, Nhất đã lợi dụng sự quen biết với ông Lê Thanh Đạo (nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao), ông Phạm Sỹ Chiến (nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) tiếp tay cho các bị can Trần Văn Thuyết, Dương Ngọc Hiệp, Tôn Vĩnh Đắc, dùng tiền lo chạy tội cho Năm cam và đồng bọn để thu lợi bất chính khoảng 43 triệu đồng.

Hành vi trên của Nhất đã phạm vào tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ để trục lợi, quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự. Nguyễn Thập Nhất là cán bộ công tác trong ngành pháp luật mà phạm tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan pháp luật ,làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân trong cuộc đáu tranh chống tội phạm; vì vậy càn phải xử lí nghiêm trước pháp luật về hành vi phạm tội của Nhất để làm gương cho người khác.

Các nhà báo phạm tội trong vụ án Năm cam

Trong vụ án này, làng báo cũng mất mát đau đớn không kém gì lực lượng công an và kiểm sát. Ngoài ông Trần Mai Hạnh, trước khi bị khởi tố là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam còn có hai nhà báo mà từ lâu đã có những tiếng tăm không hay về các phi vụ làm ăn bẩn thỉu. Đó là Võ Quang Thắng, một cây bút được biết đến qua nhiều vụ viết về tệ nạn xã hội của báo Công an thành phố Hồ Chí Minh và Hoàng Linh, từng là phóng viên của báo Tuổi trẻ.

Võ Quang Thắng nguyên là phó Ban thư ký Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình làm phóng viên Báo Công an thnahf phố Hồ Chí Minh, Quang Thắng được giao nhiệm vụ điều tra, viết các bài báo về đề tài chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. LỢi dụng chức vụ và quyền hạn được giao, Quang Thắng đã tìm cách làm quen với một số đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật như Năm cam và các tổ chức kinh doanh có sai phạm nhằm mục đích vụ lợi cá nhân, không đấu tranh phanh phui việc làm vi phạm pháp luật mà chỉ cảnh cáo, đe doạ để bọn chúng cho tiền và dẫn đi ăn nhậu, đi du lịch…

Từ năm 1989, Quang Thắng biết và làm quen với Năm cam là từ ông Huỳnh Bá Thành, Tổng Biên tập báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Là người làm báo lâu năm và rất am hiểu giới giang hồ Sài Gòn nên ông Huỳnh Bá Thanh không lạ gì Năm cam. Lúc đầu, Quang Thắng quan hệ với Năm cam cũng chỉ là ở mức “chơi cho vui” chứ không hề nhờ vả gì nhau. Nhưng tiền bạc cùng với thời gian, Năm cam đã đánh gục Quang Thắng.

Năm 1993 đến năm 1994, tại quán ăn ở đường Lê Quý Đôn, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Quang Thắng nói với Năm Cam là đã có nhiều tài liệu về việc Năm cam tổ chức đánh bạc tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Để Quang Thắng không viết bài đăng báo về việc tổ chức đánh bạc của mình, Năm cam thường xuyên rủ Quang Thắng, Hoàng Linh, Tư Lê và bạn bè Quang Thắng đi nhậu tại các nhà hàng như Hoàn Mỹ (đường Trần Quang Khải, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh); Cúc Phương (đường Callmet, quận 1)…hết 20 triệu đồng. Ngoài ra Năm cam trực tiếp đưa tiền cho Quang Thắng 2 lần tại Toà soạn Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh và vũ trường Cam ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 8 triệu đồng.

Trong khoảng thời gian Quang Thắng là phóng viên báo Công An thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách địa bàn Tân Bình và Phú Nhuận, Công ty Tamexco nằm trong địa bàn Quang Thắng phụ trách, do thường xuyên đến lấy thông tin và tài liệu nên Quang Thắng quen ông Huỳnh Thanh Vân và ông Võ Quang Luyến (Phó giám đốc công ty Tamexco). Để tạo tình cảm với Quang Thắng, công ty Tamexco đã lo cho Quang Thắng một chuyến du lịch tại Singapore thời gian 4 ngày. Chi phí vé đi-về hết 260 USD và cho 200 USD để chi phí cá nhân. Ngoài ra, trong năm 1992 và năm 1993, ông Luyến đưa cho Quang Thắng 2 lần tiền (Thắng đi công tác), mỗi lần 1 triệu đồng, tổng cộng là 2 triệu đồng. Và ông Huỳnh Thanh Vân đưa cho Quang Thắng mượn 5 triệu đồng để làm nhà ở Bàu Cát, Tân Bình. Nguồn tiền này là của Tamexco.

Là người có máu ăn nhậu và ham vui nên Quang Thắng thường xuyên đến ăn nhậu tại nhà hàng Thanh Vy vì thế biết rõ một số sai phạm của nhà hàng này như kinh doanh quá giờ, có biểu hiện chứa gái mại dâm. Nếu Quang Thắng viết bài đăng báo về những vi phạm của nhà hàng Thanh Vi sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của nhà hàng nên Châu Đức Nghĩa (chủ nhà hàng) đã chỉ đạo cho bộ phận phục vụ của nhà hàng không tính tiền những lần Quang Thắng, Hoàng Linh, Tư Lê và bạn bè Quang Thắng đến nhậu trong các năm 1997,1998 hết 3,2 triệu đồng; chi phí mua quần áo cho Quang Thắng hết 2,7 triệu đồng và các chi phí khác 10 triệu đồng. Ngoài ra các dịp Tết từ 1995 đến 1998 và 2001, Nghĩa còn cho Quang Thắng 6 triệu đồng.

Tháng 7.1998, Thắng phát hiện ra Trần Quốc Đạt chủ vũ trường Đêm Màu Hồng trong kinh doanh thường có những vi phạm như mở cửa quá giờ, khách vào chơi sử dụng thuốc lắc… Quang Thắng đến vũ trường đặt vấn đề cho vợ Quang Thắng bỏ mối rượu ngoại với giá cao hơn so với người khác bình quân 10.000-20.000 đồng/chai, mỗi tháng bỏ khoảng 1.000 chai trong thời gian 4-5 tháng. Tháng 3.1999 Trần Quốc Đạt không cho vợ Quang Thắng bỏ mối rượu nữa nên đến tháng 5.1999 Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh đăng một số bài phản ánh vũ trường Đêm Màu Hồng kinh doanh không lành mạnh. Do vậy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kí quyết định rút giấy phép kinh doanh, vũ trường Đêm Màu Hồng bị đóng cửa. Trong thời gian quan hệ với Quang Thắng, Đạt thường dẫn Quang Thắng và bạn bè Quang Thắng đi ăn nhậu tại nhà hàng 236 Lê Hồng Phong, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh; 450 Trần Hưng Đạo, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh hết 8 triệu đồng. Vào các dịp lễ tết, anh Đạt còn cho Quang Thắng tiền và vật chất, trị giá hết 4 triệu đồng.

Một vụ ăn bẩn nữa của Quang Thắng là vào cuối năm 1998, Phan Văn Chất, sinh năm 1962 tại 45 Đồng Khởi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thành lập Công ty TNHH Hoàng Thành, ngành nghề kinh doanh là xây dựng, kinh doanh các trung tâm thương mại. Do công ty mới thành lập nên Chất phải huy động vốn. Quang Thắng biết được tình hình tài chính không lành mạnh, hơn nữa cửa hàng 45 Đồng Khởi, quận 1 có buôn bán đồ cổ nên Quang Thắng nói với bạn của Chất (tên là Sơn – Việt Kiều Mỹ, làm nghề buôn bán) tại quán cà phê Boda đường Đồng Khởi, thành phố Hồ Chí Minh là muốn “luộc” Chất lúc nào cũng được. Sợ nếu Quang Thắng viết bài nêu rõ sự thật về hoạt động của công ty sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, Chất đã thông qua Hoàng Linh, Báo Tuổi trẻ tổ chức một bữa nhậu để nhờ Quang Thắng giúp đỡ. Trong thời gian quen biết Quang Thắng, Chất đã dẫn Quang Thắng và bè bạn của Thắng đi nhậu 2-3 lần hết 3,2 triệu đồng.

Một nạn nhân của Quang Thắng là Phạm Quốc Hùng, sinh năm 1961, trú tại 193 Hùng Vương, phường 9, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1966, Hùng thành lập Công ty TNHH Tân Gia Đại, ngành nghề kinh doanh là xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm. Tháng 8.1998, Hùng bị Đội 8 Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ về tội đánh bạc, tạm giữ 9 ngày, sau đó được tha về, không bị xử lý về mặt hình sự. Tháng 10.1997, Quang Thắng điện cho Hùng đi nhậu tại nhà hàng Boda đường Nguyễn Văn Thiệp, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với bạn của Quang Thắng. Quang Thắng nói với Hùng là Hoàng Linh, phóng viên báo Tuổi trẻ đang tìm tài liệu về Hùng trong các lĩnh vực như tài chính, nhập lậu, đánh bài để viết bài đăng báo. Sau đó 1 tháng, Quang Thắng tổ chức cho Hùng gặp Hoàng Linh để giàn xếp

sự việc trên. Do vậy, năm 1997 đến năm 2000, Hùng đã trả tiền ăn nhậu cho Thắng hết khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Năm 1999 nhân ngày sinh nhật của Thắng, tại nhà riêng của Thắng (110 Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5), Hùng cho Quang Thắng 1 chiếc đồng hồ Rolex (chiếc đồng hồ này do người bạn ở singapore cho, nên Hùng không biết giá trị bao nhiêu, hiện cơ quan Điều tra đã thu giữ). Hùng mua cho Quang Thắng 1 thẻ hội viên câu lạc bộ khách sạn Equatorio trị giá 3.000 USD. Ngoài ra tại nhà hàng Thanh Vy, Hùng còn cho Quang Thắng 3 triệu đồng. Năm 1997, thông qua bạn bè, Nguyễn Minh Tâm ở 89 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình là giám đốc công ty Tanimex quen và biết Quang Thắng. Đến năm 1998, Quang Thắng mời anh Tâm dự tân gia nhà. Anh Tâm không đi được (công tác ở Hà Nội). Anh Tâm điện về cơ quan (không nhớ điện cho ai vì đã lâu ngày) lấy một máy lạnh hiệu Figo loại 1,2 ngựa (hàng tồn kho lắp ghép không đồng bộ) đem đến mừng tân gia nhà cho Quang Thắng (trị giá khoảng 3 triệu đồng).

Tổng cộng, thời gian từ năm 1989 đến năm 1997, Quang Thắng đã nhận của 7 đối tượng gồm Năm cam, Châu Đức Nghĩa, Trần Quốc Đạt, Phạm Anh Hùng, Phan Văn Chất, Nguyễn Minh Tâm và Võ Quang Luyến tiền và vật chất gồm 1 đồng hồ Rolex, 1 thẻ VIP trị giá 3.000 USD, tổng trị giá 150 triệu đồng.

Qua đấu tranh khai thác, Quang Thắng thừa nhận: Do Quang Thắng là phóng viên công tác tại Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh nên Năm cam, Châu Đức Nghĩa và một số đối tượng khác đã tìm cách quan hệ, thường xuyên dẫn Quang Thắng đi ăn nhậu và đưa tiền, vật chất (thẻ VIP, đồng hồ Rolex của Hùng, quần áo của Nghĩa) trong các ngày lễ, tết để không tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của họ. Lời khai của Năm cam, Châu Đức Nghĩa, Võ Quang Luyến, Trần Quốc Đạt cũng đều xác nhận có việc cho tiền và dẫn Quang Thắng ăn nhậu như đã nêu trên.

Quang Thắng là Phó ban thư ký toà soạn báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Bằng nghiệp vụ của nhà báo nên Quang Thắng biết được nhiều thông tin vi phạm pháp luật của Năm cam và một số đối tượng khác. Lẽ ra Quang Thắng phải kết hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh làm rõ những vi phạm pháp luật của bọn chúng, nhưng Quang Thắng lại làm không đúng chức trách, nhiệm vụ của mình mà lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để quan hệ và đe doạ Năm cam và một số phần tử xấu trong thời gian dài để chiếm đoạt tiền và vật chất khác của bọn chúng, trị giá 150 triệu đồng. Việc làm của Quang Thắng tạo niềm tin cho Năm cam và đồng bọn, chúng cho rằng sẽ không bị vạch trần và tố cáo trên báo nên tiếp tục hoạt động phạm tội gây hậu quả rất lớn cho xã hội. Việc làm của Võ Quang Thắng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan ngôn luận, cần phải xử lí nghiêm minh trước pháp luật.

Hành vi trên đây của Võ Quang Thắng đã phạm vào tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Không chỉ có thế mà thôi, Quang Thắng còn lợi dụng chức vụ ảnh hưởng của mình để làm nhiều điều sai phạm khác. Quang Thắng còn quan hệ với nhiều nhà hàng, vũ trường trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minhnhuw Monaco, Thanh Vy, Đêm Màu Hồng để cho vợ là Dương Thanh Thuỷ bỏ mối rượu ngoại với giá cao hơn người khác 10.000 đến 20.000 đồng/chai, thu lợi bất chính 60 triệu đồng. Hành vi này của Quang Thắng đã phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội danh được quy định tại điều 281 BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Còn Hoàng Linh, đây thực sự là một nhà báo biết lợi dụng ưu thế của tờ báo, lợi dụng nghề nghiệp để tống tiền một cách tinh vi và liều lĩnh nhất. Hoàng Linh biết Năm cam cũng từ năm 1989 và cũng qua sự giới thiệu của ông Huỳnh Bá Thành, Tổng biên tập báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992 khi Hoàng Linh về làm tại Ban Chính trị xã hội Báo Tuổi Trẻ thì mối quan hệ đó trở nên thân thiết.

Theo lời khai của Năm cam: vào khoảng giữa năm 1993, do biết Năm cam tổ chức sòng bạc nên Hoàng Linh đã nói với Năm cam về việc Năm cam có đơn tố giác tổ chức sòng bạc gửi tới Toà soạn Báo Tuổi trẻ,

nếu không muốn bị đăng báo thì phải đưa tiền để Hoàng Linh mời ban biên tập đi nhậu. Thấy Hoàng Linh đe doạ như trên, sợ bị đăng báo về hành vi phạm pháp của mình, Năm cam đã đưa cho Hoàng Linh 5 triệu đồng và từ đó tới tháng 10.1994, Năm cam đưa thêm cho Hoàng Linh 13.000.000 đ gồm 5 lần tiền, lần 3 triệu, lần 2 triệu. Như vậy, từ giữa năm 1993 đến tháng 10.1994, Năm cam đã cho Hoàng Linh tổng cộng 18.000.000đ.

Tháng 10.1994, khi Năm cam mở nhà hàng Cam tại 154-158 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, sau nhiều lần đến ăn nhậu Hoàng Linh lại nói với Năm cam nhà hàng đông khách cận thận có tiêu cực, coi chừng bị báo đăng. Hiểu được ý của Hoàng Linh đe doạ đòi tiền nên từ tháng 10.1994 đến 5.1995, mỗi tháng Năm cam cho Hoàng Linh 3.00.000đ, tổng cộng 8 tháng là 24.000.000đ.

Tháng 6.1995, Năm cam bị bắt tập trung cải tạo, tháng 7.1997 được tha. Năm cam nối lại quan hệ với Hoàng Linh. Đến khoảng tháng 4.2000, khi Năm cam có cổ phần tại vũ trường Monaco, Hoàng Linh nói với Năm cam có đơn tố cáo vũ trường Monaco có hiện tượng thuốc lắc, mại dâm, có ý đe doạ bị đăng báo, biết Hoàng Linh lại muốn đòi tiền như trước đây, nên từ đó đến tháng 12.2000, mỗi tháng Năm cam phải cho Hoàng Linh 200 USD, tổng cộng 9 tháng là 1.800 USD. Từ năm 2001 đến khi bị bắt, Năm cam còn đưa cho Hoàng Linh 2 lần, mỗi lần 200 USD.

Như vậy từ năm 1993 đến 2001, Hoàng Linh đã nhận của Năm cam 42.000.000đ và 2.200 USD (tương đương 33.000.000đ) tổng cộng là 75.000.000đ.

Qua đấu tranh, Hoàng Linh đã khai nhận của Năm cam tổng cộng khoảng 70.000.000đ gồm rất nhiều lần nên không nhớ cụ thể, trong đó thời điểm 1999-2000 cho nhiều lần, mỗi lần 200 USD. Ngoài số tiền trên ,vào khoảng 1992 Hoàng Linh còn được Năm cam cho 8 chỉ vàng để trả tiền mua xe máy.

Việc đưa tiền và vàng cho Hoàng Linh được thực hiện ở nhà Năm cam ở 107/38 Trương Định, 365 Võ Văn Tần quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, tại nhà hàng Quang Mỹ trên đường Trần Quang Khải, nhà hàng Ra Khơi, quận 1 và một số địa điểm khác (không nhớ cụ thể). Việc giao nhận tiền không có người thứ ba chứng kiến.

Một người nữa cũng bị Hoàng Linh tống tiền đó là Liên Khui Thìn – Giám đốc Công ty Epco. Thìn biết Hoàng Linh từ năm 1992, nhưng không quan hệ với nhau. Năm 1995, Hoàng Linh có tới vông ty Epco để gặp Liên Khu Thìn trao đổi về việc Hoàng Linh định viết một bài báo về tình hình kinh doanh địa ốc của Công ty Epco, có chiều hướng bất lợi cho công ty. Thấy vậy Liên Khui Thìn đề nghị Hoàng Linh cân nhắc khi viết bài để đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Sau đó bài viết trên không được đăng báo.

Liên Khui Thìn khai: Sau buổi làm việc trên do đã được nghe nói về bản chất Hoàng Linh nên Liên Khui Thìn hiểu Hoàng Linh có ý định đe doạ, nếu không đối xử tốt đối với Hoàng Linh thì sẽ có nhiều bất lợi cho công ty. Vì vậy, khoảng 2 đến 3 ngày sau, Hoàng Linh có điện thoại đề nghị Thìn cho 1 điện thoại di động để tiện liên lạc giữa hai bên. Thìn đã bảo anh Đinh Ngọc Tài (Phó phòng Tổ chức Công ty Epco) mua một điện thoại di động hiệu Erisson trị giá 15.000.000đ đem đến Toà soạn báo Tuổi trẻ tại Lý Chiến Thắng quận 3 cho Hoàng Linh. Từ đó đến tháng 3.1997 (khi vụ án Epco xảy ra) Liên Khui Thìn đã cho Hoàng Linh tiền rất nhiều (không nhớ số lần cụ thể) trong đó có 3 lần nhân ngày sinh nhật, thôi nôi con, tân gia của gia đình Hoàng Linh. Thìn đã cho Hoàng Linh mỗi lần 20.000.000đ. Tổng cộng trong 2 năm từ 1995 đến 1997, Thìn cho Hoàng Linh khoảng 150.000.000đ. Ngoài số tiền cho Hoàng Linh, vào các dịp lễ tết , Thìn còn thông qua Hoàng Linh cho Ban biên tập báo Tuổi trẻ nhiều lần tiền, mỗi lần khoảng 20.000.000đ. Tất cả số tiền đưa cho Hoàng Linh đều do Đinh Ngọc Tài lấy từ quỹ Công ty Epco, trực tiếp đưa cho Hoàng Linh. Theo Thìn khai số tiền đưa cho Linh được lấy từ số tiền tiếp khách, giao dịch trích từ phần lãi cổ phần của Liên Khui Thìn, gửi tại quỹ công ty. Còn số tiền chi cho Ban biên tập báo Tuổi trẻ lấy từ quỹ chung của công ty Epco. Do Công ty Epco đã giải thể, các chứng từ sổ sách đã bị thất lạc nên các chứng từ liên quan đến việc chi số tiền

trên Cơ quan CSĐT không thu giữ được. Tuy vậy, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, tổ trưởng tổ quỹ Công ty khai có nhiều lần Liên Khui Thìn cử anh Tài xuống lấy tiền dùng vào mục đích gì chị Mai không rõ, do việc lấy tiền gồm nhiều lần nên chị Mai không thể nhớ được số lượng mỗi lần là bao nhiêu.

Đinh Ngọc Tài thừa nhận nhiều lần trực tiếp nhận tiền từ công ty và đưa cho Hoàng Linh như nội dung nêu trên nhưng do tiền đều được tổ quỹ gói sẵn nên Tài không thể biết được số tiền đã đưa cho Hoàng Linh là bao nhiêu.

Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997) Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho một điện thoại di động Erisson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể là bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận được khoảng 105.000.000đ. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15.000.000đ tổng cộng 60.000.000đ do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ; Ông Hoàng Quý Nguyên Chánh văn phòng báo Tuổi trẻ; ông Huy Đức nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ mỗi người 20.000.000đ. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh.

Và cho đến tháng 12.2001 sau khi Năm cam bị bắt, Hoàng Linh đã gặp anh Trần Nghệ Dân đồng chủ nhân nhà hàng karaoke 67 Sương Nguyệt Ánh, quận 1 yêu cầu anh Dân nếu có liên quan gì đến Năm cam thì đưa tiền để Hoàng Linh giúp che giấu. Do Năm cam cũng thường hay đến chơi nhà hàng của anh Dân, vì vậy sợ mất uy tín ảnh hưởng đến kinh doanh, anh Dân đã phải đưa cho Hoàng Linh 3 lần tổng cộng 8.000.000đ.
Hoàng Linh cũng thừa nhận đã lấy của anh Dân số tiền trên.

Trong tất cả các lần nhận tiền của những người nêu trên, mặc dù Hoàng Linh không thừa nhận có mục đích uy hiếp, đe doạ họ để chiếm đoạt tiền. Nhưng căn cứ vào lời khai của những người bị hại cũng như diễn biến của sự việc thấy có đủ cơ sở kết luận từ năm 1992 đến năm 2001, lợi dụng quyền hạn của nhà báo, thong qua các cơ quan nhà nước, tổ chức để thu thập các thông tin có dấu hiệu tiêu cực vi phạm pháp luật hoặc các thông tin bất lợi cho các hoạt động kinh doanh của Năm cam, Liên Khui Thìn, Trần Nghệ Dân. Qua đó bằng thủ đoạn dùng lời nói mang tính chất uy hiếp, đe doạ, gợi ý sẽ viết bài, đăng báo về những hoạt động của Năm cam trong kinh doanh cờ bạc, nhà hàng; của Liên Khui Thìn trong kinh doanh địa ốc; của Trần Nghệ Dân trong kinh doanh nhà hàng karaoke để gây bất lợi cho họ, Hoàng Linh đã buộc những người trên chi tiền cho mình, qua đó chiếm đoạt của Năm cam 75.000.000đ và 8 chỉ vàng; của Liên Khui Thìn 165.000.000đ và 1 điện thoại di động trị giá 15.000.000đ và của Trần Nghệ Dân 8.000.000đ.

Ngoài hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, Hoàng Linh còn có hành vi lợi dụng nghề nghiệp báo chí để trục lợi, cụ thể như vào tháng 3.1997, sau khi viết một bài báo về hoạt động tiêu cực tại tiệm hớt tóc Gia Linh số 27 Hàm Nghi và tiệm hớt tóc Tâm tại đường Ngô Đức Kế, quận 1, Hoàng Linhđã được chị Đoàn Thị Minh Hương (tức Tâm) chủ 2 tiệm hớt tóc trên gặp làm quen, và đã cho Hoàng Linh 5 đến 6 lần tiền tổng cộng 15.000.000đ.

Vào khoảng năm 1998, Hoàng Linh đã viết một bài báo về việc nhập khẩu hàng hoá có lợi cho Công ty XNK Nông sản, tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu(SINHANCO). Từ đó Hoàng Linh đã được chị Huỳnh Liên Thuận-Phó giám đốc công ty cho 1 đồng hồ RADO trị giá 2.800.000đ và nhiều lần cho tiền, mỗi lần từ 1 đến 2 triệu tổng cộng khoảng 12.000.000đ.

Từ năm 1993 đến 1996, Hoàng Linh đã nhiều lần được Phạm Huy Phước-Giám đốc công ty Tamexco cho tổng cộng 15.000.000đ, Võ Quang Luyến Phó giám đốc cho tổng cộng 20.000.000đ, Huỳnh Thanh Vân, Phó giám đốc cho 5.000.000đ và 100USD.

Từ năm 1997 đến 1998, Hoàng Linh đã được Phạm Ngọc Lâm-Giám đốc công ty Thái Bình Dương cho 4 lần tiền tổng cộng 11.000.000đ.

Từ năm 1996 đến năm 2000, Hoàng Linh đã được Phan Trứ Phiêu-chủ nhà hàng 236 Lê Hồng Phong quận 5 cho 13 lần tiền, mỗi lần 2.000.000đ tổng cộng 26.000.000đ.

Như vậy từ năm 1993 đến 2000, Hoàng Linh đã nhận của những người nếu trên tổng cộng 105.000.000đ và 1 đồng hồ RADO. Khi được cho số tiền này, mặc dù không có hành vi uy hiếp, đe doạ nhưng Hoàng Linh cũng hiểu rằng những người trên đều vì danh nghĩa nhà báo của Hoàng Linh mà cho tiền để gây cảm tình, tạo điều kiên thuận lợi cho họ khi Hoàng Linh thực hiện công vụ nhà báo của mình. Tuy nhận thức như vậy, nhưng vì tư lợi Hoàng Linh vẫn nhận tiền của họ. Hành vi trên của Hoàng Linh đã phạm vào tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong thời gian gần đây, có một số ít nhà báo trong khi thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao phó, đã lợi dụng quyền hạn của mình có những hoạt động sai trai mang tính tiêu cực như viết bài sai sự thật, gây sức ép hạch sách, nhũng nhiễu các đơn vị, cá nhân vì mục đích tư lợi… Các hành vi tiêu cực của các nhà báo trên ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Những hành vi tiêu cực này là chỗ dựa để bọn tội phạm có tổ chức lợi dụng trong các hoạt động phạm tội của chúng.

Vì vậy hành vi phạm tội của Hoàng Linh cần phải được trừng trị nghiêm khắc để giáo dục, răn đe cho những kẻ khác.

Về một số cán bộ công an đưa ra xét xử lần này:

Chúng tôi thật sự bàng hàng khi nghe tin, đầu tiên là Dương Minh Ngọc, rồi tiếp đến là Nguyễn Mạnh Trung và rồi cả ông Bùi Quốc Huy Nguyên uỷ viên T. Ư Đảng, nguyên Trung Tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an…có dính líu tới vụ Năm cam ở mức độ này hay mức độ khác. Là người làm báo trong lực lượng công an đã lâ, tôi rất kính trọng và tin tưởng những con người này. Anh em cảnh sát điều tra của cả nước vẫn coi Nguyễn Mạnh Trung là một “cao thủ” về điều tra trọng án, anh em cảnh sát hình sự thì vẫn lấy hình ảnh Dương Minh Ngọc quên mình bảo vệ nhân dân, dũng cảm đấu tranh với bọn cướp và là một cảnh sát hình sự SBC lừng danh. Về ông Bùi Quốc Huy, quả thực là tôi được gặp và nói chuyện lâu nhất ấy là vào năm 1984, khi mà chuyên án CM12 kết thúc. Ông đã kể cho tôi nghe về những trận đánh đầy nguy hiểm do ông chỉ huy để bắt bọn biệt kích từ nước ngoài đưa về. Ngày đó, ông gầy gò, đầu hói bóng nhưng chỉ mới ngoài 30 tuổi. Tôi vẫn còn giữ được tấm ảnh ông ngồi trong rừng, bên cạnh các đồng chí trong Ban Chuyên án CM12…Vậy mà bây giờ…!

Nguyễn Mạnh Trung có quan hệ mật thiết với Trương Văn Cam, quen biết các bị can như Dương Ngọc Hiệp, Tôn Vĩnh Đắc và đã có thời gian quan hệ đối với Lê Thị Kim Anh.

Sau khi vụ án Trung sĩ Phan Lê Sơn xảy ra, Ban chuyên án và Ban giám đốc (Võ Văn Măng) đã nhiều lần chỉ đạo các đơn vị và Cơ quan điều tra phải thu thập, củng cố chứng cứ để khởi tố và bắt Nguyễn Văn Thọ tức Thọ “đại uý” về tội “giết người”.

Theo tài liệu do công an Thành phố Hồ Chí Minh thu thập được trong giai đoạn dãng điều tra đã xác định Thọ “đại uý” có đầy đủ dấu hiệu vi phạm phậm tội giết người. Nhưng Nguyễn Mạnh Trung đã cố tình không khởi tố và không bắt giam Thọ về tội giết người.

Nguyễn Mạnh Trung đã báo cáo lên cấp trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được về Thọ “đại uý” còn yếu, chưa đủ cơ sở để khởi tố và bắt Nguyễn Văn Thọ về tội “giết người”. Đồng thời báo cáo không trung

thực quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố về đường lối xử lý Thọ “đại uý”: “Bắt đầu đấu tranh theo hướng tội giết người để tìm chứng cứ xác minh, nếu có chuyển tội danh giết người thì chắc chắn hơn. Cần tập hợp hồ sơ để Viện Kiểm sát nghiên cứu, áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp”.

Mặc dù trong báo cáo số”2799/CV-PC16-Đ4 ngày 12.8.2000 do Nguyễn Mạnh Trung ký gửi ông Võ Măng Câu có nêu “Tiếp tục thu thập tài liệu chứng cứ để khởi tố Thọ về tội “giết người” thì thuyết phục hơn…” nhưng cho đến khi kết thúc điều tra vụ án. Cơ quan điều tra cũng không có hoạt động nào để thu thập thêm tài liệu về Thọ “đại uý”.

Như vậy, với những tài liệu có trong hồ sơ và những chứng cứ thu nhập được đã thể hiện: Nguyễn Mạnh Trung biết rõ Thọ có dấu hiệu phạm tội “giết người” , đặc biệt nếu phạm tội “gây rối trật tự công cộng” ở khoản 2 điều 245 Bộ luật Hình sự thì càng có cơ sở chắc chắn để bắt Thọ , tạo thuận lợi cho việc điều tra theo hướng tội “giết người” thì thuận lợi hơn khi để Thọ ở ngoài xã hội. Thọ “đại uý” là tên cầm đầu, xúi dục người khác phạm tội những đã bị bỏ lọt, đồng thời là tên có vai trò rất quan trọng trong tổ chức tội phạm của Năm cam, hiện nay đang bỏ trốn gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Ngoài ra, Nguyễn Mạnh Trung còn biết rõ việc Trương Văn Cam, Dương Ngọc Hiệp, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Kim Anh, Tôn Vĩnh Đắc… đã có hành vi che dấu tội phạm, cụ thể là việc bọn chúng đã tổ chức cho Bùi Anh Việt trốn đi Cam Pu Chia, nhưng Nguyễn Mạnh Trung đã không chỉ đạo điều tra và xử lý triệt để dẫn đến việc bỏ lọt hành vi phạm tội của các bị can nêu trên.

Như vậy, vì mối quan hệ cá nhân với Trương Năm Cam và đồng bọn mà Nguyễn Mạnh Trung đã có hành vi phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 3, điều 281 của Bộ luật Hình sự.

Người cuối cùng mà chúng tôi nói đến là ông Bùi Quốc Huy. Trong quá trình làm giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh(từ tháng 4.1996 đến 7.2001), biết Năm cam là đối tượng hình sự nguy hiểm, có nhiều hoạt động băng nhóm theo kiểu xã hội đen , thời gian hoạt động phạm tội nghiêm trọng, công khai , kéo dài trong các năm 1998 đến 2001 nhưng ông Bùi Quốc Huy ( Năm Huy) đã thiếu chỉ đạo, thiếu biện pháp điều tra có hiệu quả để phạm tội có tổ chức xảy ra trong một thời gian dài gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

Tháng 7.1997, Năm cam đi tập trung giáo dục cải tạo được tha về trước thời hạn, V26 Bộ Công an thông qua điện mật số 02 ngày 27.9.1997 giao cho Công an thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi và quản lý Năm cam. Đến tháng 1.1998, ông Năm Huy được ông Thân Thành Huyện (Ba Huyện), Phó giám đốc phụ trách cảnh sát , cho biết Năm cam là đối tượng chuyên cờ bạc từ thời nguỵ. Sòng bạc do Năm cam tổ chức có đàn em canh gác nên rất khó bắt. Như vậy, ông Năm Huy đã biết Năm cam là một đối tượng hình sự chuyên nghiệp hoạt động phạm tội có tổ chức.

Lẽ ra với cương vị là Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, ông Năm Huy phải có chỉ đạo các phòng ban nghiệp vụ cùng công an các quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để theo dõi, quản lý Năm cam. Nhưng ông lại chỉ giao cho quận, phường theo dõi quản lý Năm cam, không có kế hoạch cụ thể, thiếu biện pháp tổ chức, kiểm tra xem việc Năm cam có tiếp tục phạm tội nữa hay không. Khoảng tháng 10.1998, ông Năm Huy được bà Huyền Linh, cán bộ hưu trí ở quận 3 và một số cán bộ trong Thành Uỷ cho biết hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có nhóm đi đòi nợ thuê, đập phá nhà cửa của con nợ nhưng không ai dám tố cáo, nghe nói đây là đàn em của Năm cam. đồng thời có thông tin phản ánh đêm đến tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra các vụ đâm chém nhau. Khi công an tới chúng chạy hết không bắt được ai, không biết băng nhóm nào. Ông Bùi Quốc Huy đã giao cho ông Thân Thành Huyện (phó giám đốc phụ trách cảnh sát) và Dương Minh Ngọc

(Trưởng phòng cảnh sát hình sự) xác minh làm rõ hoạt động phạm tội của Năm cam và các băng nhóm tội phạm. Sau một thời gian chỉ đạo xác minh, ông Ba Huyện và Dương Minh Ngọc báo cáo không phát hiện thấy Năm cam hoạt động phạm tội. Sau đó, ông Năm Huy chỉ đạo ông Ba Huyện viết báo cáo gửi Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Về kết quả này vào tháng 9.1999. Lẽ ra với cương vị là giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ của mình, ông Năm Huy phải tập trung chỉ đạo các lực lượng phù hợp và đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể để ngăn chặn kịp thời và điều tra, xác minh làm rõ băng nhóm hoạt động tội pham Năm cam. Nhưng thực tế ông Năm Huy chỉ phó mặc cho ông Thân Thành Huyện và Dương Minh Ngọc, quá tin vào cấp dưới và chỉ nghe cấp dưới báo cáo, thiếu tổ chức kiểm tra, đôn đốc xem cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao làm đến đâu, tại sao không đạt kết quả, chưa chủ động đề ra biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đấu tranh làm rõ hoạt động phạm tội của băng nhóm Năm cam. Chính vì vậy từ năm 1997 đến cuối năm 1999, ông Năm Huy với cương vị là Giám Đốc công an thành phố Hồ Chí Minh đã để băng nhóm Năm cam hoạt động tội phạm theo kiểu xã hội đen trong một thời gian dài mà không phát hiện xử lý.

Trong năm năm 2000, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xảy ra án mạng là vụ giết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn và vụ giết Dung Hà, gây dự luận xôn xao. Ông Năm Huy chỉ đạo thành lập chuyên án và giao cho ông Võ Văn Măng (tự Út Măng, phó giám đốc phụ trách cảnh sát) làm trưởng ban và một số phòng ban nghiệp vụ tham gia. Trong quá trình chỉ đạo điều tra hai vụ án trên, lẽ ra với cương vị giám đốc, ông Huy phải tập trung thời gian nghe cấp dưới báo cáo cụ thể, thường xuyên kiểm tra công việc đã giao xem thực hiện đến đâu để đề ra các biện pháp thích hợp, huy động tổng lực các lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ chủ động quyết đoán táo bạo trong công tác chỉ đạo, phá án để truy tìm Năm cam là thủ phạm của hai vụ án trên. Nhưng thực tế ông Năm Huy giao hẳn công việc này cho hai phó giám đốc, thiếu tập trung, tin cấp dưới , chỉ nghe báo cáo , thiếu tổ chức kiểm tra sâu sát công việc đã làm. Trong công tác chỉ đạo phá án, thiếu chủ động kiên quyết.
Chính vì vậy kết quả điều tra khám phá 2 vụ án trên kéo dài , hiệu qur không cao, để lọt tội phạm.

Trong công tác quản lý cán bộ, với chức năng nhiệm vụ của Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh là phải tổ chức quản lý tốt cán bộ, chiến sĩ và bố trí, sắp xếp kiện toàn bộ máy để đủ mạnh, đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các nhiệm vụ chính trị khác. Thực tế từ tháng 6.1996 đến tháng 7.2001, trong thời gian ông Năm Huy làm giám đốc, đã buông lỏng cong tác quản lý cán bộ. Thiếu tổ chức kiểm tra sâu sát nên đã để cho nhiều cán bộ , chiến sĩ ở công an các cấp thoái hoá biến chất, quan hệ Năm cam thời gian dài mà giám đốc không nắm được. Thậm chí trong quá trình chỉ đạo đấu tranh chỉ đạo đấu tranh chuyên án CD99 và hai vụ án giết Phan Lê Sơn và vụ bắn Dung Hà, ông Năm Huy đã có thông tin về một số cán bộ có biểu hiện nghi vấn trong việc thực hiện trách nhiệm mà ông giáo cho họ, vậy mà vẫn không tổ chức kiểm tra, xác minh kết luận để có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Các cán bộ trên, mặc dù ông Năm Huy đã đưa ra Ban giám đốc để bàn nhưng thiếu kiên quyết xử lý hoặc điều chuyển để ngăn chặn mà vẫn sử dụng, thậm chí có trường hợp còn bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.

Căn cứ vào văn bản tạm thời số 110/QĐ/BNV ngày 20.12.1981 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định về chức năng, nhiệm vụ của công an Tỉnh, thành phố và quyết định số 03/QĐ/CATP.HCM-PV11 ngày 10.8.1996 phân công trách nhiệm giữa giám đốc và các đồng chí phó giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh, ông Năm Huy đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác lãnh đạo, thiếu tập trung, phó mặc công việc cho cấp dưới, thiếu tổ chức kiểm tra sâu sát cụ thể. Trong công tác chỉ đạo đấu tranh chống tội phạm chưa chủ động, quyết đoán còn nặng nề báo cáo nên hiệu quả chưa cao, đã để băng nhóm Năm cam hoạt động tội phạm theo kiểu xã hội đen trong thời gian dài, gây hậu quả rất nghiêm trọng về an ninh trật tự xã hội, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với lực lượng công an, buông lỏng công tác quản lý cán bộ; để nhiều cán bộ Đảng viên vi phạm kỷ luật và pháp luật, bị Năm cam và đồng bọn lợi dụng tha hoá dẫn đến bao che tiếp tay cho hoạt động của chúng.

Hành vi trên của ông Bùi Quốc Huy đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, trong quá trình điều tra có tài liệu chứng minh việc ông Năm Huy có mối quan hệ với Năm cam từ trước khi Năm cam bị đưa đi tập trung giáo dục cải tạo. Thông qua Hồ Viết Sử, Năm cam đã đến thăm ông Năm Huy 2 lần. Khi Năm cam bị đưa đi tập trung giáo dục cải tạo thì Sử có dẫn Hiệp (con rể Năm cam) đến nhờ Năm Huy xem xét giúp đỡ, nhưng ông Huy chỉ nói là bị bắt ở đâu thì gửi đơn ở đó.

Ông Năm Huy còn có quan hệ lâu dài và thân thiết với Hồ Viết Sử, phần tử xấu từ những năm 1990. Ông đã giúp đỡ cho Sử nhập hộ khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992. Đến năm 1996, ông Năm Huy giới thiệu cho Sử làm đối tác liên doanh Bowling với công an thành phố Hồ Chí Minh . Qua đó Sử đã cho Bùi Minh Tấn (con ông Năm Huy vào làm phó giám đốc công ty liên doanh trên, và được trả lương rất cao. Sử còn khai năm 1996-1997 đã cho gia đình ông Năm Huy mượn tiền để mua xe và đưa bà Quế (vợ ông Năm Huy) đi chữa bệnh ở Singapore, Trung Quốc là 22.000USD và 15 triệu đồng, đến nay chưa trả.

Hành vi của ông Bùi Quốc Huy có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Nhưng với tài liệu điều tra hiện có thì mới chứng minh được yếu tố lợi dụng cá nhân, song chưa đủ căn cứ thật chắc chắn xác định yếu tố làm trái công vụ gây thiệt hại.

Vụ án Năm cam chưa dừng lại mặc dù phiên toà xét xử chúng đã bắt đầu. Mở rộng vụ án, Ban Chuyên án đã lần ra các băng nhóm liên quan đến các hoạt động như buôn bán ma tuý, buôn lậu… Đó là các đối tượng Nguyễn Văn Minh tức Minh “sứt”, Hạnh “sự”, Sơn “bạch tạng”, ….

Đưa ra một vài băng nhóm sau băng nhóm Năm cam và đồng bọn để chứng minh thêm vấn đề băng nhóm tội phạm ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đường lối của Bộ Công an và các cơ quan thi hành luật pháp kiên quyết triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, chúng ta sẽ kìm chế tiến tới loại bỏ được hoàn toàn tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội ở nước ta.

Bài viết liên quan