Dày Vò Hay Giày Vò Là Đúng Chính Tả Tiếng Việt? Giày Vò Là Hì?

Giày Vò hay Dày Vò cũng như Giầy Vò hay Dầy Vò mới là cách viết đúng chính tả tiếng Việt, giải thích ý nghĩa Dày Vò là gì, Giày Vò là gì? Theo tra cứu thì từ Giày Vò mới là đúng chính tả. Do cách phát âm giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn trong cách Viết.

Giày Vò là gì, Dày Vò là gì?

Xin giải thích nghĩa của từ Giày Vò là gì hay Dày Vò là gì. Theo đó, Giày Vò là từ dùng để mô tả hành động làm cho kẻ khác hay chính bản thân đau đớn, về mặt thể xác hoặc tinh thần, khiến ai đò Giày Vò.

Dày Vò hay Giày Vò, Dầy Vò hay Giầy Vò là đúng chính tả tiếng Việt?

Trước khi trả lời câu hỏi Giày Vò hay Dày Vò, Yêu Tri Thức .com muốn bạn đọc hiểu định nghĩa của từ Dày và Giày.

Tra cứu từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Yeutrithuc.com thấy có giảng:

– 1.“Dày (vật hình khối): Có khoảng cách bao nhiêu đó giữa hai vật đối nhau, theo chiều có kích thước nhỏ nhất (gọi là bề dày) của vật. Tấm ván… dày 5 centimet.
– 2. Dày: Có bề dày lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với các vật khác. Chiếc áo bông dày cộm, tường rất dày.
– 3. Dày: Có tương đối nhiều đơn vị hoặc nhiều thành tố sát vào nhau. Mái tóc dày…
– 4. Dày: Nhiều, do được tích lũy liên tục trong quá trình lâu dài (nói về yếu tố tinh thần): Dày kinh nghiệm… Ơn sâu, nghĩa dày”.

Có thể thấy, Yeutrithuc .com không tìm ra nghĩa nào của “dày” phù hợp để đi với “vò” cả.

Về từ Giày, YeuTriThuc.com có tra cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã giải thích từ Giày như sau:

– 1. Giày là: Đồ dùng bằng da, cao su hoặc vải dày, có đế để mang ở chân, che kín cả bàn chân. Giày da. Giày cao su.
– 2. Giày là: Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra. Lấy chân giày nát. Voi giày”. Thực tế, nghĩa thứ hai của “giày” vốn chỉ là “làm nát ra bằng bất cứ cách nào”, nhưng do bị ảnh hưởng của nghĩa thứ nhất nên bị thu hẹp thành “làm nát ra bằng chân”.

Như vậy, có thể khẳng định từ Giày Vò là đúng chính tả tiếng Việt, không phải Dày Vò nhé. Cụ thể, từ điển của Lê Văn Đức giải thích rõ ý nghĩa từ Giày Vò là gì: “Giày vò: vò mạnh với hai tay: giặt đồ phải giày vò nhiều mới sạch. Nghĩa rộng: Mần (?), bóp mạnh tay… Cồn cào đau đớn: Gan ruột giày vò”. Đây cũng là minh chứng cho thấy “giày” không chỉ là chà xát bằng chân.

Chưa hết, còn thấy từ “giày vò” về sau được khái quát lên trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Giày vò: Làm cho đau đớn một cách day dứt. Bệnh tật giày vò. Lương tâm giày vò”.

Với những ai còn phân vân giữa Dày Vò hay Giày Vò thì thêm lần nữa khẳng định, Giày Vò là cách viết đúng. Còn Dày Vò chỉ là sự nhầm lẫn giữa d/gi vốn rất phổ biến trong các lỗi chính tả tiếng Việt.

Bài viết liên quan