Đều Như Vắt Tranh hay Đều Như Vắt Chanh là đúng chính tả tiếng Việt, giải nghĩa Đều Như Vắt Chanh là gì, hay Đều Như Vắt Tranh có nghĩa là gì. Theo câu đúng phải là Đều Như Vắt Tranh. Ở đây muốn nói đến hành động đan (vắt) mái tranh lợp nhà thời xưa.
Đều Như Vắt Tranh hay Đều Như Vắt Chanh
Đều Như Vắt Tranh là gì và Đều Như Vắt Chanh là gì. Chúng ta sẽ lý giải vì sao có sự nhầm lẫn này. Cụm từ “Vắt Chanh” là hành động rất gần gũi trong đời sống hằng ngày, rồi có thành ngữ Vắt Chanh Bỏ Vỏ, hàm ý vắt quả chanh để lấy nước, vứt vỏ đi. Tuy nhiên, lý giải này sai hoàn toàn.
– Dày Dạn hay Dày Dặn
– Vãn Cảnh hay Vãng Cảnh
– Sum Vầy hay Xum Vầy
– Xách Mé hay Sách Mé
– Xum Xê hay Sum Sê
– Soi Mói hay Xoi Mói
Theo tìm hiểu, tác giả Lê Anh Tuấn giải thích, Đều Như Vắt Tranh là khi lợp mái tranh nhà, người dân dùng lá cọ hoặc lá dừa đan vào nhau thành một Vắt, người ta gọi là Vắt Tranh. Rồi họ đưa những Vắt Tranh này lên mái nhà để lợp nhằm che nắng che mưa. Với những thợ giỏi lành nghề, họ sắp xếp các lá cọ, dừa rất đều nhau nên thành quả có được là những Vắt Tranh đẹp và đều. Từ đó mới sinh ra câu nói Đều Như Vắt Tranh, tức ý muốn nói ai đó làm việc gì mà sản phẩm rất đều đều như những tấm Vắt Tranh.
Trong khi đó, tác giả Bùi Trung Hiếu giải thích hơi khác một chút. Ông cho rằng, Vắt Tranh ở đây là một hành động, thao tác để làm thành những tấm cỏ tranh dùng để lợp mái nhà. Tất nhiên, tác giả cũng khẳng định kỹ thuật này đòi hỏi người làm phải giàu kinh nghiệm thì tấm tranh mới đều được. Vì vậy Đều Như Vắt Tranh mới trở thành tiêu chuẩn cho sự đồng đều trong thành ngữ Việt Nam.
Sự nhầm lẫn ngoài việc Vắt Tranh để lợp nhà đã quá lạ lẫm với mọi người thời này, thì có một lý do khác nằm ở lỗi phát âm Tr và Ch, đặc biệt ở ngoài Bắc. Tất cả âm Tr đều chuyển thành Ch. Theo tìm hiểu của YeuTriThuc .com, rất nhiểu người nghĩ Đều Như Vắt Chanh là đúng với ý nghĩa nói lên sự đều đặn khi vắt quả chanh lấy nước để pha nước chanh hay nước chấm. Nhưng nếu chịu khó suy luận một chút thì ai cũng thấy, vắt quả chanh làm sao mà đều và lặp lại giống nhau được.
Đều Như Vắt Tranh là gì?
Bạn đã nghe tới từ Đánh Tranh chưa? Thời xưa thì cỏ tranh là vật liệu phổ biến để lợp mái nhà vì nước mình thời tiết nóng, đời sống lại nghèo nữa. Người ta bện cỏ tranh thành từng tấm lớn rồi đem lợp trên mái nhà hoặc dựng vách. Quá trình bện cỏ thành tấm người ta gọi là Vắt Tranh hoặc Đánh Tranh.
Mà kỹ thuật Đánh Tranh không phải ai cũng làm được, phải thợ lành nghề giàu kinh nghiệm mới cho ra tấm tranh đẹp. Muốn đánh tranh phải dùng một tay nắm đống sợi tranh thành một vắt, mà muốn đều tăm tắp thì lượng sợi tranh trong tay phải vừa vặn, sao cho ngón cái cụng với ngón trỏ. Các vắt tranh nếu không đều thì khi lợp nhà dễ bị thấm nước mưa.
Vắt ở đây là một từ chỉ lượng, như “Mang mấy Vắt Cơm đi ăn đường” hay “Mỗi đùm hai Vắt Xôi”. Đều Như Vắt Tranh có nghĩa là làm cái gì đó rất đồng đều, nhuần nhuyễn. Hy vọng qua lời giải thích mọi người không bị nhầm lẫn Đều Như Vắt Chanh hay Đều Như Vắt Tranh nữa, đồng thời hiểu ý nghĩa Đều Như Vắt Tranh là gì.