Áp suất là gì, Các đơn vị áp suất và cách đổi đơn vị áp suất

Nhấn Thích và Chia Sẻ

 


Áp suất là gì, các đơn vị áp suất thông dụng như Bar, Psi, atm, mH20, mmHg, Pa và cách đổi đơn vị áp suất theo bảng đầy đủ nhất. Tùy từng lĩnh vực và từng quốc gia mà đơn vị đo áp suất chuẩn sẽ khác nhau, vì thế cần phải biết cách đổi đơn vị áp suất từ đơn vị này sang đơn vị khác. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ khái niệm Áp suất là gì và biết về những đơn vị áp suất thông dụng nhất để việc chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn.

  • 1 Pa bằng bao nhiêu
  • 1 Bar bằng bao nhiêu
  • 1 mmHg bằng bao nhiêu

Áp suất là gì?

Theo Vật lý học, Áp suất là đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác động theo chiều vuông góc với bề mặt vật thể. Theo hệ đo lường quốc tế SI thì Áp suất ký hiệu là p hoặc P, đơn vị áp suất tính bằng Newton trên mét vuông – N/m2, được gọi là Pascal – Pa mang tên nhà khoa học người Pháp.

Bạn có biết 1 Pa là bao nhiêu không? Trên thực tế, 1 Pa là rất nhỏ, xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la (USD) tác động lên mặt bàn. Công thức tính áp suất là : P = F/S trong đó, P là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.

Có nhiều phương pháp đo huyết áp và chân không, trong đó thông thường nhất thì người ta dùng đồng hồ đo áp suất hoặc đồng hồ đo chân không.

Các đơn vị áp suất phổ biến

Những đơn vị đo huyết áp phổ biến như Pa (Pascal), Bar, at (Át mốt phe kỹ thuật), atm (Át mốt phe), Torr, psi (Pound lực trên inch vuông).

Mỗi nước, mỗi khu vực sẽ lại dùng một đơn vị áp suất khác nha. Nguyên nhân là vì chiến tranh thế giới thứ 2 và sự trỗi dậy của mỗi ngành công nghiệp. Các nước phát triển có lòng tự tôn cao hơn nên họ xem đơn vị áp suất của mình là tiêu chuẩn cho thế giới. Trong đó, 3 khu vực chi phối các đơn vị áp suất quốc tế gồm:

-Nước Mỹ với đơn vị đo lường Psi, Ksi.

-Châu Âu dùng đơn vị Bar, mbar.

-Châu Á thường dùng đơn vị áp suất Pa, Mpa, Kpa.

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất thế giới

Đơn vị áp suất
Pascal
(Pa)
Bar
(bar)
Átmốtphe kỹ thuật
(at)
Átmốtphe
(atm)
Torr
(Torr)
Pound lực trên inch vuông
(psi)
1 Pa ≡ 1 N/m2 10−5 1,0197×10−5 9,8692×10−6 7,5006×10−3 145,04×10−6
1 bar 100000 ≡106 dyne/cm2 1,0197 0,98692 750,06 14,504
1 at 98.066,5 0,980665 ≡ 1 kgf/cm2 0,96784 735,56 14,223
1 atm 101.325 1,01325 1,0332 ≡ 1 atm 760 14,696
1 torr 133,322 1,3332×10−3 1,3595×10−3 1,3158×10−3 ≡ 1 Torr; ≈ 1 mmHg 19,337×10−3
1 psi 6.894,76 68,948×10−3 70,307×10−3 68,046×10−3 51,715 ≡ 1 lbf/in2

1.Tính theo “hệ mét” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn:

1 bar            =            0.1 Mpa (megapascal)

1 bar            =            1.02 kgf/cm2

1 bar            =            100 kPa (kilopascal)

1 bar            =            1000 hPa (hetopascal)

1 bar            =            1000 mbar (milibar)

1 bar            =            10197.16 kgf/m2

1 bar            =            100000 Pa (pascal)

2.Tính theo “áp suất” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn:

1 bar            =            0.99 atm (physical atmosphere)

1 bar            =            1.02 technical atmosphere

3.Tính theo “hệ thống cân lường” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn:

1 bar            =            0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)

1 bar            =            14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)

1 bar            =            2088.5 (pound per square foot)

4.Tính theo  “cột nước”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar:

1 bar            =            10.19 mét nước  (mH2O)

1 bar            =            401.5 inc nước (inH2O)

1 bar            =            1019.7 cm nước (cmH2O)

5.Tính theo  “thuỷ ngân” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar:

1 bar            =            29.5 inHg (inch of mercury)

1 bar            =            75 cmHg (centimetres of mercury)

1 bar            =           750 mmHg (milimetres of mercury)

1 bar            =            750 Torr

Trên đây là khái niệm Áp suất là gì và các đơn vị áp suất phổ biến nhất. yeutrithuc.com cũng hướng dẫn cách chuyển đổi đơn vị áp suất từ dạng này sang dạng khác để tiện cho việc tính toán, tránh sai sót. Hoặc bạn có thể dùng công cụ Google search để quy đổi đơn vị đo áp suất nhanh nhất với công thức “Đơn vị áp suất A = Đơn vị áp suất B” thì Google sẽ trả về kết quả chính xác. Chúc các bạn may mắn.

Bài viết liên quan