Tin Vịt Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Vì Sao Gọi Tin Giả, Tin Bịa Đặt Là Tin Vịt

Tin Vịt là gì và nguồn gốc của cái tên này tại Việt Nam, vì sao gọi tị đồn thất thiệt là Tin Vịt. Thuật ngữ Tin Vịt du nhập vào Việt Nam do ảnh hưởng của Pháp. Con vịt cũng gắn liền với đời sống thôn quê, đặc biệt những hàng chợ xá. Từ đó thuật ngữ Tin Vịt dễ dàng được đón nhận, vì gần giống với các lời đồn ở chợ, mà chúng vốn không đáng tin cậy.

Tin Vịt có nghĩa là gì?

Tin Vịt là thuật ngữ để chỉ những thông tin không đúng sự thật, được đồn thổi do tam sao thất bản, hay vì mục đích vụ lợi nào đó, hoặc là trò đùa, lời đồn ác ý. Trên báo chí truyền thông, tin vịt là chỉ tình trạng đưa tin mục đích đánh lừa khiến người dân hiểu sai vấn đề.

Cụm từ Tin Vịt du nhập vào Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, do báo chí thời đó chịu ảnh hưởng từ báo Pháp. Nguồn gốc được dịch sang là từ Canard trong tiếng Pháp nghĩa là con vịt, còn nghĩa bóng là tin tức giả mạo, gọi tắt thành Tin Vịt. Ngày nay, Internet phát triển cùng văn hóa Anh Mỹ lên ngôi, nên người ta dùng thuật ngữ Fake News mang nghĩa tương tự.

Nguồn gốc vì sao gọi là Tin Vịt

Thuật ngữ Tin Vịt bắt nguồn từ châu Âu với nhiều giai thoại, sau đó du nhập vào Việt Nam thông qua tầm ảnh hưởng của thực dân Pháp thời bấy giờ. Dưới đây xin kể một số câu chuyện giải thích vì sao người ta gọi tin giả là Tim Vịt.

Tin Vịt viết tắt của NT trong tiếng Latin và tiếng Anh

Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất về nguồn gốc của từ Tin Vịt bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi báo chí Phương Tây có thói quen ghi chữ NT ngay dưới các tin tức giải trí.

NT trong tiếng Latin là viết tắt của Non Testatum, nghĩa là tin chưa được thẩm tra xác minh, trong tiếng Anh là Not Testified, hoặc Not True là không có thật.

Điều thú vị, từ viết tắt NT có cách phát âm là Ente, trong tiếng Đức có nghĩa là Vịt. Từ đó khai sinh ra thuật ngữ ZeitungsEnte có nghĩa là Báo Vịt, dịch sang tiếng Pháp là Canard.

Phép ẩn dụ Con Vịt Xanh của cha đẻ đạo Tin Lành

Anh em nhà Grimm quá nổi tiếng với những câu truyện cổ tích như Cô Bé Lọ Lem, Nàng Bạch Tuyết. Theo giả thuyết của hai người này thì tu sĩ Martin Luther, người khởi khai sinh đạo Tin Lành, tách từ Công Giáo La Mã, trong một bài phát biểu của mình đã nhắc tới phép ẩn dụ Vịt Xanh, tiếng Đức là Blau Ente.

Theo đó, ông lên án tình trạng một số người thay vì giảng dạy Phúc Âm theo đúng ý nghĩa tốt lành của Chúa, lại truyền bá “những con vịt xanh” (tức học thuyết sai lầm, dị giáo) nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Sau này từ màu xanh bị bỏ đi, chỉ còn lại Ente mang nghĩa Tin Vịt.

Những câu chuyện khác về Tin Vịt

Hay như một nhà báo người Bỉ vì muốn kiểm tra khả năng chắt lọc thông tin của độc giả đã đăng bài báo “tự nghĩ ra” về một con Vịt ăn 19 đồng loại của mình. Lại có sự kiện báo chí Pháp thế kỷ 19 thường dùng khái niệm “vendre des canards à moitié” (bán nửa con vịt) nhằm ám chỉ đưa tin không đầy đủ. Nó giống như câu nói nổi tiếng “nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật không phải là sự thật” trong Triết học.

Còn ở Việt Nam, các cụ hay nói 2 bà mụ mà thêm 1 con vịt thì thành cái chợ, vì hai bà ngồi nói chuyện thì đủ thứ trên trời, thêm con vịt kêu to suốt ngày nữa thì ồn ào không thua gì ở chợ. Mà tin tức từ mấy người đó toàn dạng đồn thổi, rồi tam sao thất bản, không hề đáng tin.

Hy vọng những câu chuyện ở trên sẽ giúp mọi người hiểu Tin Vịt là gì và nguồn gốc vì sao gọi là Tin Vịt. Nói nôm na, Tin Vịt là thông tin không đáng tin cậy.

Bài viết liên quan