Cách Gõ VNI Tiếng Việt Trên Máy Tính, Smartphone Android, iOS iPhone

Hướng dẫn cách gõ VNI tiếng Việt dành cho máy tính, điện thoại Android, iOS và chi tiết bảng mã kiểu gõ VNI với các phím gõ tiếng Việt cụ thể. Kiểu gõ VNI sử dụng các số từ 0 đến 9 để tạo dấu cho nguyên âm và dấu trong tiếng Việt. Ưu điểm của cách đánh VNI là có thể gõ tiếng Việt – tiếng Anh song hành rất nhanh, nhưng nếu chỉ gõ tiếng Việt thì kiểu VNI lại không nhanh bằng Telex, thậm chí khó nhớ cho người mới bắt đầu học nữa.

Kiểu gõ VNI là gì?

Kiểu gõ VNI là một trong những cách gõ tiếng Việt phổ biến nhất, nó chỉ đứng sau cách gõ TELEX mà thôi, thậm chí vượt qua cả kiểu gõ VIQR. Nếu như Telex dùng ký tự để chuẩn hóa các thanh, sắc trong tiếng Việt, thì kiểu gõ VNI lại dùng tới số.

Kiểu gõ VNI và bộ gõ VNI do kỹ sư Hồ Thành Việt sáng tạo năm 1987. Thậm chí, Microsoft trong thập niên 90 đã đưa cách bỏ dấu VNI vào hệ điều hành Windows 95. Hồ Thành Việt sinh năm 1955 tại Nha Trang, mất năm 2003, tên tiếng Anh là John Ho, là một kỹ sư điện toán người Mỹ gốc Việt.

 

1dấu sắc: ví dụ tan1 thành tán.

2dấu huyền: ví dụ la2 thành .

3dấu hỏi: ví dụ bo3 thành bỏ.

4dấu ngã: ví dụ ta5 thành .

5dấu nặng: ví dụ mang5 thàng mạng.

6dấu mũ trong các chữ â, ê, ô: ví dụ a6 thàng â, hay e6 thàng êo6 thành ô.

7dấu móc trong chữ ư, ơ: ví dụ u7 thành ưo7 thành ơ.

8dấu trăng trong chữ ă: ví dụ a8 thành ă.

D9 là thành chữ đ.

0xóa dấu thanh: ví dụ thành0 thành thanh.

So sánh giữa cách đánh VNI và Telex

Dấu VNI Telex
ă aw a8
â aa a6
đ dd d9
ê ee e6
ô oo o6
ơ ow o7
ư uw u7
sắc s 1
huyền f 2
hỏi r 3
ngã x 4
nặng j 5
Xóa dấu: z 0

Ưu điểm lớn nhất của cách đánh, gõ kiểu VNI là khi soạn thảo văn bản vừa có tiếng Việt lại có cả tiếng Anh thì rất tiện, ví dụ như chữ OF hay Awsome không bị biến thành Ó và Ắome như của kiểu Telex. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu gõ VNI đó là do dùng số nên tốc độ đánh máy không nhanh, vì dãy số ở trên cả bàn phím máy tính lẫn smartphone được bố trí ở vị trí hơi xa.

Để có thể gõ kiểu VNI trên máy tính hay smartphone Android, iPhone thì trước tiên, bạn phải cài phần mềm, ứng dụng hỗ trợ gõ tiếng Việt dành cho thiết bị tương xứng. Sau đó, bạn chuyển tùy chọn trên phần mềm, ứng dụng đó sang kiểu gõ VNI thì mới có thể bắt đầu soạn thảo văn bản tiếng Việt có dấu được.

Hy vọng bài viết này đã giúp độc giả hiểu rõ về cách gõ VNI trong bộ gõ tiếng Việt trên thiết bị điện tử. Người miền Nam thường thích cách đánh chữ VNI hơn, trong khi người miền Bắc lại quen với kiểu Telex. Mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng, và tùy từng nhu cầu của mỗi người mà nên chọn kiểu gõ VNI hay kiểu gõ nào phù hợp.

Bài viết liên quan