Hướng dẫn cách tính giờ theo 12 con giáp, xem giờ theo canh, khắc của người xưa hay còn gọi giờ theo Can Chi liên quan tới các con vật trong ngày. Tại ông cha ta trước đây chưa có Tây lịch nên áp dụng Âm lịch để tiện theo dõi mùa màng, ngày giờ nhưng sử dụng đơn vị đo thời gian theo tên của 12 con giáp, hay còn gọi là Hệ Chi. Trong đó, hệ chi do ngũ hành tạo thành 6 cặp âm dương. Các cụ cũng đặt tên mỗi chi tương ứng với mỗi con vật trong 12 con giáp có liên quan tới đời sống của người nông dân xưa vốn gắn với văn hóa lúa nước.
Cách tính giờ của người xưa
Người xưa chia ngày thành 12 giờ tương ứng với 12 con giáp. Mỗi giờ (chi) của người xưa trong cách tính chi theo 12 con giáp lại tương ứng với 2 giờ Tây lịch hiện nay.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nắm rõ về Canh và Khắc. Trong đó, Canh là thời gian dùng để gọi ban đêm, với việc chia đêm dài 10 tiếng chia thành 5 canh. Còn Khắc dùng để chỉ thời gian ban ngày dài 14 tiếng chia thành 6 khắc.
Thêm nữa, theo lịch của người Trung Quốc thì họ dùng 2 đơn vị thời gian, một ngày một đêm chia thành 12 thời (mỗi thời dài 2 tiếng) phân ra làm 100 khắc (mỗi khắc tương đương 15 phút) giống như vạch chia phút trên đồng hồ hiện nay vậy. Lưu ý khắc này khác với 6 Khắc ban ngày được chia ở dưới đây.
Cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp
Như đã nói ở trên, ông cha ta dùng đơn vị đo thời gian theo ngày theo Hệ Chi, tức tính giờ bằng tên các con vật theo 12 con giáp thứ tự lần lượt là: Tý – Chuột, Sửu – Trâu, Dần – Cọp, Mão – Mèo, Thìn – Rồng, Tỵ – Rắn, Ngọ – Ngựa, Mùi – Dê, Thân – Khỉ, Dậu – Gà, Tuất – Chó và Hợi – Lợn. Như vậy Giờ theo Hệ Chi do ngũ hành biến hóa thành 6 cặp âm dương, đặt tên theo loài vật. Vì thế, cách tính giờ theo 12 con giáp được đổi sang tương ứng với giờ Dương lịch GMT+7 quốc tế hiện nay như sau:
1.Giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng: Giờ Tý là lúc chuột hoạt động mạnh nhất về đêm.
2.Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng: Giờ Sửu là lúc Trâu đang nhai lại để chuẩn bị cho việc cày bừa sáng hôm sau.
3.Giờ Dần là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng: Giờ Dần là lúc Hổ tỏ ra hung dữ nhất trong ngày.
4.Giờ Mão là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng: Giờ Mão là lúc Trăng còn chiếu sáng nhất, tại TQ thì giờ này là giờ Thỏ có âm phát giống Mão – Mèo nên được người Việt gọi là mèo, trăng sáng được ví như hình ảnh Thỏ Ngọc.
5.Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng: Giờ Thìn là lúc rồng quây mưa dựa trên quan niệm của người xưa vì con rồng không có thực.
6.Giờ Tỵ là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng: Giờ Tỵ là lúc rắn hung hăng dễ gây hại cho con người nhất.
7.Giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ: Giờ Ngọ là lúc Ngựa có dương tính cao nhất trong ngày.
8.Giờ Mùi là từ 13 giờ đến 15 giờ chiều: Giờ Mùi là lúc dê ăn cỏ nên được người xưa nhắc đến.
9.Giờ Thân là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều: Giờ Thân là lúc khỉ hú vang nhiều nhất.
10.Giờ Dậu là từ 17 giờ đến 19 giờ tối: Giờ Dậu là lúc gà lên chuồng, khi trời chập choạng tối.
11.Giờ Tuất là từ 19 giờ đến 21 giờ tối: Giờ Tuất là lúc chó tỉnh táo nhất để trông nhờ, bất cứ động đậy nào chó cũng sẽ sủa lên nên gia chú khá yên tâm.
12.Giờ Hợi là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm: Giờ Hợi là lúc lợn ngủ giấc say nhất trong ngày.
Như vậy, Cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp của ông cha ta dựa vào việc quan sát tập tính của các loài vật vốn gắn bó với con người. Mỗi giờ này đều thể hiện một ý nghĩa nhất định mà chúng ta cần chú ý. Bạn cũng nên tham khảo Giờ hoạt động của các bộ phận cơ thể để sinh hoạt cho hợp lý.
Có một câu hỏi là do giờ theo 12 con giáp (can chi) tương đương với 2 giờ dương lịch thì phải lấy đâu làm chuẩn? Xin thưa, ông cha ta lại chia mỗi Can Chi thành đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Trong đó, người xưa xác định giờ Can Chi theo 12 con giáp bằng cách lấy giữa giờ. Thêm nữa, một ngày 24 tiếng còn được chia thành 5 canh vào buổi đêm và 6 khắc vào buổi ngày, như kiểu ngày nay chúng ta chia là sáng, trưa, chiều, chập tối, đêm rồi khuya ấy vậy.
Cách tính giờ theo canh vào ban đêm
Như đã nói ở trên, ngoài cách tính giờ theo 12 con giáp thì ông cha còn phân ra thời gian ban ngày (canh) và buổi ngày (khắc). Trong đó, đêm kéo dài 10 tiếng từ 19 giờ tối (giờ Tuất) cho đến 5 giờ sáng (Giờ Dần), được chia thành 5 canh.
-Canh 1: là từ 19 giờ đến 21 giờ Tối, tức là giờ Tuất theo 12 con giáp.
-Canh 2: là từ 21 giờ đến 23 giờ Đêm, tức là giờ Hợi theo 12 con giáp.
-Canh 3: là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, tức là giờ Tý theo 12 con giáp.
-Canh 4: là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, tức là giờ Sửu theo 12 con giáp.
-Canh 5: là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng, tức là giờ Dần theo 12 con giáp.
Cách tính giờ theo khắc vào ban ngày
Cách tính giờ theo 12 con giáp lại quy định ngày dài 14 tiếng, được chia thành 6 khắc từ 5 giờ sáng đến 19 giờ Tối, cụ thể như sau:
-Khắc 1 là từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng.
-Khắc 2 là từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng.
-Khắc 3 là từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa.
-Khắc 4 là từ 12 giờ đến 14 giờ 20 chiều.
-Khắc 5 là từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều.
-Khắc 6 là từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối.
Như vậy khắc lại không chia theo đúng giờ 12 con giáp như ta thấy ở trên. Cái này mọi người cần chú ý để quy đổi khắc ra giờ cho phù hợp với Dương lịch nhé.
Hy vọng mọi người đã nắm rõ Cách tính giờ theo 12 con giáp của ông cha ta theo tên và tập tính loài vật. Cũng như biết rõ hơn về Canh, Khắc trong ngày để thuận lợi trong việc tra cứu tử vi, phong thủy. Giờ theo Hệ Chi là nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam nên gắn bó với đời sống hiện nay dù chúng ta đã có Dương Lịch rồi.