Khinh Dể hay Khinh Dễ, Khi Dể hay Khi Dễ là đúng chính tả tiếng Việt, giải thích Khinh Dể là gì. Khinh Dể và Khi Dể là cách viết đúng chính tả, không phải Khinh Dễ, Khinh giễ hay Khinh giể, cũng chẳng phải Khi Giễ hay Khi Giể. Hãy cùng tìm hiểu Khi Dể là gì nhé.
Khi Dễ hay Khi Dể, Khi Dễ là gì hay Khi Dể là gì?
Khi Dể hay Khi Dễ là từ dùng để nói đến hành động khinh địch, thể hiện thái độ coi thường, rẻ rúng dành cho ai hoặc điều gì đó. Nhiều bạn phản ánh với YeuTriThuc.com rằng hay nhầm lẫn giữa Khi Dễ và Khi Dể.
Tra cứu tài liệu thì Yeutrithuc.com thấy, theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng: “Khi dể: là xem rẻ, xem thường, khinh bỉ”. Còn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích: “Khi dể: khinh rẻ”. Như vậy, Khi Dễ không được ghi nhận trong các tư liệu này. Vậy “khi dể” mới là cách dùng chính xác.
Theo từ điển Hán Nôm mà Yeutrithuc.com tra cứu thì: “khi” là âm Nôm của chữ 欺, có nghĩa là “bắt nạt, ức hiếp”. Còn từ “dể” được Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng là “khinh bỉ, không coi ra gì”. “Dể” này còn xuất hiện trong từ “dể ngươi”, tức “coi thường, không nể, không sợ” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên).
Như vậy tóm lại, có thể khẳng định Khi Dể là cách viết phù hợp. Khi Dễ hẳn là kết quả của sự nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã mà có.
Khinh Dể hay Khinh Dễ, Khinh Giể hay Khinh Giễ
Lại một biến thể nữa mà Yeutrithuc nhận được câu hỏi từ bạn đọc là Khinh Dễ hay Khinh Dể, Khinh Dể là gì hay Khinh Dễ là gì. Chưa kể biến thể Khinh Giễ hay Khinh Giể.
– “Khinh” là nhẹ, lấy làm nhẹ, khi dị, dể duôi. Chữ “khi” cũng có một nét nghĩa tương tự nên có tổ hợp từ “khinh khi” để chỉ việc coi nhẹ chuyện gì hoặc coi nhẹ ai đó.
– “Dể” là khi bạc, không coi ra cái gì. Huình Tịnh Paulus Của có giảng các từ “dể duôi”, “dể ngươi”, “khinh dể” đều có nghĩa chung là khi bạc, không coi ra cái gì như trên.
Đáng chú ý, thấy trong Đại Nam Quấc âm Tự vị có từ “khi dị” và “khinh dị” (dị tức là dễ) nhưng tuyệt nhiên không có từ “khinh dễ” hay “khi dễ”, chỉ có từ “dể”. Như ở mục từ “duôi”, Huỳnh Tịnh Paulus Của giảng “duôi” là dõi theo, còn “dể duôi” nghĩa là… “khinh dể”. (Từ “duôi” và “dể duôi” đối với Yeutrithuc .com và các bạn khá lạ nên xin phép dẫn ra như soạn giả viết thế thôi chứ không dám bàn thêm).
Ngoài ra, trong Từ điển Hoàng Phê (2003) mà Yeutrithuc có được thì:
– Ở mục từ “khi”, nhóm biên soạn có giảng tiếng Việt có ba chữ “khi”, trong đó chữ “khi” thứ 3 nghĩa là “khinh”, cho ví dụ từ “khi dể” và chú thích đây là từ cũ, nghĩa là “khinh rẻ”, và không có từ “khi dễ”.
– Ở mục từ “khinh”, nhóm biên soạn giảng “khinh” là cho là không có giá trị gì, không đáng coi trọng, cho là không có gì quan trọng đáng phải bận tâm. Mục này có cho ví dụ từ “khinh dể”, cũng chú thích đây là từ cũ, nghĩa là “khinh rẻ”, và cũng không có từ “khinh dễ”.
Có thể khẳng định, Khinh Dể và Khi Dể là cách viết đúng chính tả tiếng Việt để nói sự coi thường, rẻ rúng. Không có từ điển nào ghi nhận từ Khinh Dễ hay Khi Dễ, Khinh Giễ, Khinh Giể hay Khi Giể, Khi Giễ.