Tóm tắt câu chuyện Nợ Như Chúa Chổm là gì, nguồn gốc ý nghĩa Chúa Chổm là ai và vì sao nợ nhiều đến vậy. Câu nói Nợ Như Chúa Chổm là để nói về hoàn cảnh khốn cùng của ai đó khi nợ chồng nợ chất, đi đâu cũng nợ mà gần như không có khả năng cả. Có thể hiểu Chúa Chổm như người nợ nhiều nhất cả nước luôn.
– Tàng Thinh có nghĩa là gì
– Hội Nghị Thượng Đỉnh là gì
– Thảo Mai có nghĩa là gì
– Khái niệm Chỉ Từ là gì
– RIP có nghĩa là gì
– Bay Màu có nghĩa là gì
– Số Phức là gì
Chúa Chổm là ai mà nợ nhiều như vậy?
Câu chuyện về Chúa Chổm đến nay vẫn chỉ là truyền miệng trong dân gian, không được chính sử ghi chép lại. Vì thế thực hư nguồn gốc của nó đến nay chưa xác minh tính đúng sai. Chỉ biết Nợ Như Chúa Chổm là thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong dân gian để nói về tình trạng của ai đó nợ rất nhiều.
Theo đó, Chúa Chổm được cho là nhân vật có thật tên là Lê Duy Ninh, tức Vua Lê Trang Tông, con của vua Lê Chiêu Tông.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Lê Chiêu Tông (thân phụ Chúa Chổm). Nhưng trước khi mất, vua cha đã kịp để lại dòng máu hoàng tộc với một thường dân. Ông đưa tín vật cho cô gái rồi căn dặn phải phục thù cho mình.
Người phụ nữ sinh ra một đứa con trai đặt tên là Chổm, thông minh sáng dạ nhưng tinh nghịch, nhà lại nghèo dù hai mẹ con làm lụng vất vả.
Chổm tuổi ăn tuổi lớn nên hay mua cơm thịt các hàng xén. Nhưng lạ lùng một nỗi, vía của Chổm rất may, hễ cậu đến mở hàng cho nhà nào thì nhà ấy hôm đó đông khách nườm nượp, còn quán khác ế chỏng ế chơ. Dân tình thì mê tín nữa, nên họ tin rằng Chổm vía rất đỏ.
Vì thế mà họ coi Chổm như vị thần, cứ mời vào hàng ăn cho son, lấy vía để mua may bán đắt. Mà Chổm thì nào có nhiều tiền, cứ ăn chịu suốt, chủ quán cũng không gắt gao chuyện tiền nong. Nên Chổm cứ thế ăn hết quán này đến quán khác, hẹn một ngày thành danh sẽ trả hết món nợ này.
Một thời gian sau, trung thần Nguyễn Kim do không phục việc tiếm ngôi của nhà Mạc, đã khởi binh phò Lê chống Mạc. Để thuận theo lòng dân, ông đi tìm hậu duệ vua Lê và tìm được Chổm. Nhờ tính chính danh này mà quân Lê đánh đâu thắng đó. Chổm vì thế được phong làm Vua rồi trở về kinh thành.
Trên đường ngang qua quê cũ, Chổm bị một số người dân nhận ra nên đòi nợ. Do không biết nợ những ai và bao nhiêu, thành ra ông dùng tiền đúc tung ra giữ phố ai nhặt được thì lấy. Đồng thời chỉ thị miễn thuế cho dân ở đó 1 năm coi như hết nợ. Câu chuyện này chỉ truyền miệng trong dân gian chứ sử sách chính thống không nói tới.
Sự thật về vua Lê Trang Tông (được cho là chúa Chổm)
Lê Trang Tông (người được cho là chúa Chổm) sinh năm Ất Hợi 1515. Cha của ông là Lê Chiêu Tông sinh năm Bính Dần 1506, bị nhà Mạc cướp ngôi. Nhìn vào năm sinh cũng thấy 2 cha con sinh cách nhau có 9 tuổi, đây là điều rất phi lý, không ai mới 9 tuổi mà có con cả.
Vì thế có ý kiến nghi ngờ Lê Trang Tông (chúa Chổm) không phải dòng dõi nhà Lê, mà có thể là con cháu một trung quan nào đó được dựng lên nhằm tạo tính chính danh cho công cuộc Phù Lê diệt Mạc.
Đương thời, nhà Mạc cũng dân sớ sang nhà Minh tố rằng Nguyễn Kim dựng con trai mình lên lấy danh là con của vua Lê Chiêu Tông để đánh họ Mạc. Nhưng từ đó đến nay, chính sử vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ nguồn gốc của Lê Trang Tông (chúa Chổm). Đó vẫn mãi là bí mật không lời giải đáp.