Server là gì, Máy chủ là gì, tìm hiểu khái niệm Máy chủ Server là gì, hệ thống máy tính và phần mềm chuyên dụng để cung cấp dịch vụ, tiện ích xử lý dữ liệu quan trọng. Chúng ta có thể truy cập vào các website như Google, Facebook hoặc chơi game online, gửi email thì đều cần có một trung tâm để lưu trữ dữ liệu và xử lý chúng. Đó là nhờ hệ thống máy chủ, hay còn gọi là server, một hệ thống máy tính chuyên dụng được kết nối mạng và điện 24/24, có khả năng hoạt động liên tục với công suất lớn. Chúng ta có thể thuê server hoặc tự mua server riêng để sử dụng lâu dài.
Server là gì, Máy chủ là gì?
Máy chủ tiếng Anh là Server, là một hệ thống gồm phần cứng máy tính và phần mềm phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu trên mạng máy tính, cung cấp và hỗ trợ dịch vụ mạng cần thiết. Cụ thể, Server là hệ thống máy tính kết nối mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh (địa chỉ IP cố định), nhờ thế mà máy chủ có khả năng xử lý cao, trên đó người ta cài đặt các phần mềm phục vụ cho việc truy cập, cung cấp dịch vụ và tài nguyên.
Như vậy, về cơ bản thì Máy chủ Server cũng là một máy tính, nhưng Server được thiết kế với những tính năng vượt trội, như năng lực lưu trữ lớn và khả năng xử lý dữ liệu vượt trội so với PC thông thường. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy chủ Server để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong 1 mạng máy tính nội bộ hoặc kết nối internet.
Một máy chủ Server phải được kết nối mạng và cung cấp điện để có thể hoạt động 24/24 trong suốt 365 ngày. Chúng ta có thể tự xây dựng Server riêng hoặc đi thuê. Máy chủ hiện là nền tảng của mọi dịch vụ internet hiện nay, bất kỳ dịch vụ nào trên Internet đều vận hành thông qua máy chủ nào đó. Ví dụ Facebook cũng có server riêng để lưu trữ ảnh, video, dữ liệu người dùng, họ tự xây dựng máy chủ riêng của mình. Còn các website thông thường thì đi thuê server từ các nhà cung cấp server chuyên nghiệp.
Các server điển hình
- Database servers (máy chủ dữ liệu): Duy trì và chia sẻ một vài hình thức của dữ liệu trên một hệ thống.
- File servers (máy chủ file): Chia sẻ file và folder, các file và folder sẽ được lưu trữ trong không gian lưu trữ, hoặc cả 2 thông qua một hệ thống nhất định
- Mail servers (máy chủ mail): Có thể gửi email với cùng một cách là bưu điện gửi mail qua snail mail.
- Print servers (máy chủ in): Chia sẻ một hoặc nhiều máy in trên khắp hệ thống, như vậy có thể tránh được các rắc rối khi truy cập.
- Web servers (máy chủ web): Nơi lưu trữ các trang web, một web server có thể làm nên mạng diện rộng toàn cầu (world wide web), mỗi website có thể có một hoặc nhiều web server
- Game servers (máy chủ trò chơi): Cho phép máy tính cá nhân hoặc các thiết bị chơi game chơi cá game trên web
- Application servers (máy chủ ứng dụng): Ứng dụng máy chủ trên web (chương trình máy tính chạy trên trình duyệt web) cho phép người dùng trong hệ thống sử dụng nó mà không cần phải cài đặt thêm một bản sao trên máy tính.
Phân loại Máy chủ Server theo phương pháp tạo ra máy chủ
Trên thế giới hiện nay, chúng ta phân làm 3 loại máy chủ chính là Máy chủ ảo VPS, Máy chủ riêng Dedicated Server và Máy chủ đám mây Cloud Server.
-Máy chủ riêng – Dedicated Server: là máy chủ vật lý chạy trên phần mềm với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm ổ cứng SSD hoặc HDD, CPU, RAM, Card mạng. Tất cả các máy chủ khác như máy chủ ảo hay đám mây đều phải chạy trên máy chủ riêng này.
-Máy chủ ảo VPS – Virtual Private Server: là máy chủ sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tác từ một Máy chủ riêng vật lý (Dedicated Server) thành nhiều máy chủ ảo khác. VPS có tính năng tương tự máy chủ riêng, nhưng tài nguyên thì bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
-Máy chủ đám mây – Cloud Server: là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau, cho tốc độ và khả năng xử lý vượt trội, hạn chế tình trạng bị giới hạn tài nguyên, dựa trên công nghệ điện toán đám mây giúp Máy chủ hoạt động hiệu quả mà không bị gián đoạn.
Phân loại Máy chủ Server dựa vào công dụng, chức năng máy chủ
-Máy chủ web – Web Server: là máy chủ sinh ra để cài đặt phần mềm phục vụ việc vận hành website.
-Máy chủ Database – Database Server: là máy chủ trên đó cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (như SQL Server, MySQL, Oracle) để giúp ta quản trị dữ liệu của mình hiệu quả.
-Máy chủ FTP – FTP Server: với FTP là viết tắt của File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin. FTP Server là máy chủ dùng để chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP.
-Máy chủ SMTP – SMTP Server: trong đó SMTP là viết tắt của Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản, chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. Vì thế, SMTP server là loại máy chủ giúp bạn gửi mail.
-Máy chủ DNS – DNS server: là máy chủ cung cấp dịch vụ DNS có nhiệm vụ phân giải Tên miền thành địa chỉ IP trên môi trường Internet.
-Máy chủ DHCP – DHCP server: trong đó DHCP là viết tắt của cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol – giao thức cấu hình động máy chủ, tức giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.
Người ta cũng có thể phân loại Server theo nhà sản xuất máy chủ, như máy chủ IBM, máy chủ Dell, Cisco hay máy chủ HP. Hy vọng qua bài viết này của yeutrithuc.com, mọi người đã hiểu rõ khái niệm Server là gì, máy chủ là gì và biết rằng cụm từ Máy chủ Server là như thế nào, ý nghĩa của nó đối với các dịch vụ trên internet ra sao. Hiểu nôm na, máy chủ server là máy tính với tính năng, hiệu suất vượt trội, có cài các phần mềm chuyên dụng để cung cấp dịch vụ trên internet thông qua mạng máy tính nội bộ hoặc mạng internet kết nối toàn cầu.