Tàng Thinh Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Rước ‘Của Quý’ Tàng Thinh Mặt Nguyệt

Tàng Thinh là gì, ý nghĩa của lễ hội Ná Nhem rước “của quý” Tàng Thinh Mặt Nguyệt sinh thực khí nam và nữ ở Lạng Sơn. Nhiều người thấy bỡ ngỡ khi ở Việt Nam lại có màn rước “bộ phận sinh dục nam” Tàng Thinh với hình dáng y chang, mà kích thước lại lớn, được tô sơn rực rỡ, rồi có người rước kiệu linh đình. Hãy cùng Yeutrithuc.com tìm hiểu Tàng Thinh là gì, Tàng Thinh Mặt Nguyệt là gì và ý nghĩa của lễ hội rước Tàng Thinh trong văn hóa, tín ngưỡng phồn thực dân gian.

Tàng Thinh là gì?

Tàng Thinh là một từ tiếng Tày, có nghĩa là bộ phận sinh dục của nam giới. Người dân Việt Nam biết đến khái niệm “tàng thinh mặt nguyệt” thông qua lễ hội Ná Nhèm diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm được phục dựng từ năm 2012, sau 50 năm thất truyền, nổi tiếng với lễ rước vật tế Tàng Thinh (sinh thực khí nam) và Mặt nguyệt (sinh thực khí nữ). Trong khi Mặt nguyệt là bộ phận sinh dục nữ ít thay đổi, thì Tàng Thinh là “của quý” nam giới lại thay đổi liên tục cả về kích thước lẫn thiết kế.

Ý nghĩa lễ hội rước của quý Tàng Thinh

Lễ hội rước của quý Tàng Thinh của người Tày Ná Nhèm mang ý nghĩa cầu mong sự phồn thịnh, sinh sôi nẩy nở, là truyền thống chung của dân làng, xuất phát từ yếu tố lịch sử, văn hóa riêng. Tàng Thinh là vật tế được làm giống với “của quý” người đàn ông, với kích thước lớn. Lễ hội rước Tàng Thinh Mặt Nguyệt tết vua đã được công nhận “Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia”.

Rước Tàng Thinh đã trở thành truyền thống ở làng Mỏ, từ năm 1963 trở về trước, rằm tháng Giêng 3 năm một lần lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm với nhiều hoạt động, trong có có màn rước tàng thinh mặt nguyệt – sinh thực khí nam, nữ, để cúng vua Mạc tổ, diễn tục hèm đánh đại đao, cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, làng nước yên ổn duy trì nòi giống dòng họ.

Đây là một trong những lễ hội trong tín ngưỡng phồn thực của dân gian. Phồn có nghĩa là nhiều, Thực là biểu hiện cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Vì thế, tín ngưỡng phồn thực là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cơm no áo ấm, sinh sôi nẩy nở, đông con nhiều chóng. Trong đó, các bộ phận sinh dục của nam và nữ, cũng như các bộ phận nhạy cảm khác đều được trưng diễn mà không hề có khái niệm dung tục hay ngại ngùng.

Theo các bô lão trong làng kể lại, xưa có toán giặc Tấc Tài Ngàn răng đó chiếm miếu thờ Thành hoàng Đức Cao Sơn, thuộc xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Chúng bắt con gái lên giặt giũ nấu cơm, đêm thắt miệng túi cho chúng ngủ. Dân làng mới bày mưu cho các cô gái phối hợp với người dân giết giặc.

Nhưng khi giết giậc xong không lâu sau đó thì làng gặp dịch lạ, vật nuôi bị chết, hạn hán liên miên, gần ngôi miếu Xa Vùn còn xuất hiện tổ ong lớn hây hại. Thầy Mo phán rằng giặc chết vào giờ linh không được cúng tế, cho ăn đầy đủ nên quậy phá, vì vậy mà nhân làng tổ chức lễ hội Ná Nhèm để cúng tế thành Hoàng. Màn rước Tàng Thinh Mặt Nguyệt – sinh thực khí nam/nữ, là thể hiện ước mong sinh sôi nẩy nở, cuộc sống ấm no đầy đủ.

Sử cũ còn chép rằng, khi triều Mạc thất thủ thì Lê Trịnh đã giết đến 2.000 người họ Mạc. Dân họ Hoàng và họ Bế đã vác sinh thực khí Nam và Nữ để cung tiến đức Vua của mình để cầu mong Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạn, con cái đầy đàn.

Nhiều người không biết Tàng Thinh là gì và ý nghĩa của lễ hội Ná Nhèm rước của quý Tàng Thinh Mặt Nguyệt, nên đã coi đó là hành động dung tục. Thực tế, việc rước Tàng Thinh hết sức bình thường, xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực của người dân, cầu mong sự ấm no, sinh sôi nẩy nở giữa bối cảnh lịch sử dân tộc với nạn cướp bóc, thanh trừng dòng tộc đã giết hại nhiều sinh linh.

Bài viết liên quan