Tập Trung hay Tập Chung, viết sao là đúng chính tả về sự chú ý, quan tâm

Nhấn Thích và Chia Sẻ

 


Nhiều bạn hay sai về cách viết Tập Trung hay Tập Chung để nói về sự chú ý, quan tamm và đam mê một thứ gì. Yeutrithuc.com khẳng định, Tập Trung mới đúng, bạn phải Tập Trung chú ý vào thứ gì đó, khả năng tập trung cao độ.

Còn từ Tập Chung chỉ dùng để nói khi ta Tập thể dục Chung cùng nhau, hay Tập văn nghệ Chung, vân vân và mây mây.

– Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung

– Khinh Suất hay Khinh Xuất

– Xum Xê hay Sum Sê

– Hút Xách hay Hút Sách

– Giàn Giụa hay Dàn Dụa

Tập Trung có nghĩa là dành mọi sự chú ý, hướng tâm, quan tâm và dành đam mê cho việc gì đó. Chúng ta hay nói Sự Tập Trung, nó rất cần thiết trong cuộc sống.

Giải thích nghĩa Hán tự của Tập Trung và Tập Chung

Yeutrithuc.com sẽ giải thích để bạn hiểu rõ ý nghĩa của từ “tập trung” và “tập chung” là gì. Người miền Bắc họ hay nhầm lẫn giữa “tập chung” và “tập trung”. Đó là do cách phát âm lẫn lộn giữa âm ch/tr mà không để ý rằng ngay cả hai chữ “tập” này cũng không nhất thiết là cùng nghĩa. Thật vậy, từ vựng Hán Việt có khá nhiều “tập,” mà phổ biến hơn cả có lẽ là:

– Tập₁ 習 với các nghĩa “học đi học lại,” “quen, thạo”: học tập, luyện tập, tập quán, tập tính, Tập Cận Bình…
– Tập₂ 集 có một nghĩa là “họp lại với nhau”: tập hợp, tập đoàn, tập thể, tập huấn… Một nét nghĩa khác của chữ tập₂ này là “sách đã thành bộ,” mặc dầu dở hay chưa biết: văn tập, toàn tập, Ức Trai thi tập, Mao Trạch Đông tuyển tập…
– Tập₃ 襲 có một nghĩa là “đánh lén, đánh úp,” và từ đây ta có “tập kích.”
– Tập₄ 輯 có một nghĩa là “thu góp, thu vén lại.” Gom góp các đoạn văn/thơ/báo lại để sửa chữa vì thế gọi là “biên tập” và người làm nghề ấy gọi là “biên tập viên,” dù rằng cứ nhìn vào tình hình văn chương báo chí hiện nay thì e rằng đa số các biên tập viên chỉ ngày ngày lê mông đến tòa soạn ăn lương vậy thôi chứ cũng chẳng biết mình đang biên cái gì và tập cái gì.

Tập Trung có nghĩa là gì?

Như thế, “tập” trong “tập trung” chính là tập₂ 集, và “tập trung” là một từ Hán Việt chính cống với chữ Hán là 集中 [jízhōng]. Trung 中 ở đây tức là “ở trong, ở giữa,” như trung tâm 中心, trung ương 中央, vô hình trung 無形中… Vậy Tập Trung là gì? “Tập trung” có hai nghĩa được ghi nhận trong từ điển:

1. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì, như trong “tập trung suy nghĩ.”
2. Dồn vào một chỗ, một điểm, như trong “cải tạo tập trung” hoặc “trại tập trung”—“Điều kiện sinh hoạt trong các trại tập trung ở nước ta như thế nào?” “Tuyệt vời, thưa Chủ tịch! Năm năm trước Lão Trương có chút hoài nghi nên chúng tôi đã gửi đến để để kiểm tra, đồng chí ấy tỏ ra hoan hỉ, ở mãi đến hôm nay chưa thấy quay lại.”

Tập Chung có nghĩa là gì?

Trong khi đó “tập chung” lại không phải là một từ mà chỉ là một cụm động từ được ghép bởi tập₁ và “chung” (cùng), và chỉ có nghĩa khi các công dân muốn đề cập đến việc cùng luyện tập một việc gì đó: tập (thiền) chung, tập (yoga) chung, tập (Luân Công Đại Pháp) chung. Ngoài nét nghĩa rất cụ thể này ra thì “tập chung” không còn nghĩa gì khác.

Việc phân biệt đúng Tập Chung hay Tập Trung để nói về sự chú ý rất quan trọng. Các thầy cô giáo cũng hay nhắc chúng ta Tập Trung vào bài học để tiếp thu kiến thức cho tốt. Yeutrithuc.com xin khẳng định lại một lần nữa, Tập Trung mới là đúng nhé.

Bài viết liên quan