Vô Hình Trung hay Vô Hình Chung là viết đúng chính tả tiếng Việt, giải thích ý nghĩa cụ thể. Liệu Vô Hình Dung có khác biệt gì trong hoàn cảnh này hay không. Hãy cùng đi tìm câu giải đáp chính xác nhất.
Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung
Vô Hình Trung là cách viết đúng chính tả, không phải Vô Hình Dung hay Vô Hình Chung nhé
Vô Hình Trung có nguồn gốc chữ Hán, với từ “Trung” nghĩa là “bên trong”, tức cụm từ mang nghĩa “trong cái vô hình”. Hiểu nôm na, Vô Hình Trung là dù không có chủ đích hay cố ý nhưng tự nhiên lại thành ra thế. Ví dụ: Anh làm thế vô hình trung tự mình đạp đổ chén cơm của mình rồi. Còn từ Vô Hình Chung hay Vô Hình Dung đều không có nghĩa vì chữ Chung và Dung đặt ở cuối.
Ý nghĩa Vô Hình Chung Vô Hình Chung
Không khó để thấy từ Vô Hình Chung được sử dụng rất nhiều, đặc biệt ở các vùng thuộc miền Bắc. Cụm từ Vô Hình Dung cũng được sử dụng rất nhiều. Nhưng thực tế thì Vô Hình Trung mới là cách viết đúng chính tả tiếng Việt. Tất cả từ điển đều chỉ ghi Vô Hình Trung.
Cụ thể theo tìm hiểu, Vô Hình Trung là từ Hán Việt có gốc chữ Hán無形中, nghĩa là dù không cố ý nhưng dần dà (hay vô tình) lại gây ra việc gì đó.
Từ “Trung” trong các cụm từ Hán Việt thường mang nghĩa “trong cái gì đó”. Ví dụ Cấp Trung Sinh Trí nghĩa là Lúc Nguy Cấp Lại Nảy Ra Ý Hay (giống thành ngữ Cái Khó Ló Cái Khôn). Hay như cụm từ Ngư Du Phủ Trung có nghĩa là “Cá Đã Nằm Trong Nồi, giống Cá Nằm Trên Thớt.
Nếu còn phân vân Vô Hình Trung hay Vô Hình Chung hay Vô Hình Dung, thì bạn nên nhớ từ điển không hề có 2 cụm từ phía sau nhé. Lý do người ta hay nhầm lẫn thành Vô Hình Chung có thể do nghĩ rằng cụm từ này đang nói đến cái gì đó chung chung hay sự việc mang tính tổng quát. Ngoài ra, nguyên nhân từ cách phát âm một số vùng miền chỉ dùng âm CH thay cho tất cả âm TR. Ví dụ Con Trâu thành con Châu, Trang thành Chang.
Xin khẳng đinh lại lần nữa, cách dùng đúng chính tả tiếng Việt phải viết thành Vô Hình Trung, chứ không phải Vô Hình Chung hay Vô Hình Dung đâu nhé.