Kỳ V: LẬT LẠI HỒ SƠ MỘT SỐ VỤ ÁN KHÁC
Sau khi Năm cam và đồng bọn bị bắt đã khai ra nhiều vụ án chúng đã gây ra trước đây cùng với các hành vi phạm tội khác, trong đó, chúng cũng khai về một số cán bộ chiens sĩ công an thuộc phòng cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, công an một số quận đã bị chúng mua chuộc và làm tha hóa. Ban chỉ đạo chuyên án quyết định đình chỉ công tác một số cán bộ để Ban chỉ đạo chuyên án điều tra về hành vi tiếp tay, bảo kê cho những hoạt động của Năm Cam . Trong số này có Dương Minh Ngọc nguyên trưởng phòng cảnh sát hình sự, Nguyễn Mạnh Trung, nguyên phó phòng cảnh sát điều tra, phụ trách điều tra trọng án và một số cán bộ chiến sĩ khác.
Việc đình chỉ công tác và sau khởi tố bị can với những người như Ngọc, Trung … chứng tỏ sự kiên quyết đấu tranh làm trong sạch nội bộ của lãnh đạo Bộ Công An. Hai người náy bấy lâu nay, tên tuổi họ gắn liền với nhiều vụ điều tra trọng án lớn, có nhiều chiến công trọng việc đấu tranh chống tội phạm hình sự.
Chuyên Án Z501 Vụ án Năm Cam và đồng bọn khét tiếng giang hồ:
Ban chuyên án quyết định phục hồi điều tra một số vụ án, trong đó có vụ giết hại trung sĩ Phan Lê Sơn. Vụ án xảy ra như sau:
“khoảng hơn 1 giờ ngày 27.1.2000, tại quán Cấm Chỉ (số 4, đường Nguyễn Hải Triều, quận 1, thành Phố Hồ Chí Minh ) xảy ra vụ đâm đánh nhau đông người làm 2 người chết. Cơ quan điều tra công an thành Phố Hồ Chí Minh đã tiến hành giải phẫu tử thi và trưng cầu giám định pháp y kết luận:
Phan Lê Sơn, sinh năm 1976,Trung sĩ phòng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh, ngụ tại 95/642 nguyễn kiệm , phường 3 quận gò vấp thành phố Hồ Chí Minh,vùng đầu có 9 vết thương rách da,toàn thân và tứ chi 14 vết thương rách da,có những vết thương làm đứt xương sườn ,thủng bao màng ngoài tim,thủng tâm thất phải tận cùng ở vách bên thất ,làm thủng cơ hoành phải, thủng thùy phải của gan. Khoang ngực và ổ bụng có khoảng hai lít máu cục và loãng. Nồng độ rượu trong máu là 1,4g/l.
Hồ Phước Hưng, sinh năm 1976,ngụ tại 66/9 quang trung, phường 11, gò vấp,có một vết thương rách da ở thắt lưng trái và một vết thương ở hạ sườn trái làm thủng mạc nối dạ dày , thủng mạc treo đại tràng ngng và thủng động mạch chủ bụng. Ổ bụng có khoảng 1 lít máu cục.
Sau khi vụ án xảy ra, công an thành phố đã tiến hành điều tra và đã có kết luận điều tra số 36-25/KLĐT- PC16(D4) ngày 8.5.2001 của cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra và nội dung vụ án theo kết luận điều tra nói trên tóm tắt như sau:
Khoảng hơn 1 giờ ngày 27.1.2000, các tên Nguyễn Hữu Thịnh, Văn Công Tiến (Khắc Sinh), Từ Anh Kiệt (út “lùn”), Huỳnh Anh Tuấn (Hùng “nhỏ”), Nguyễn Thị Kim Yến (bạn gái của Tiến) sau khi uống bia tại quán 136 Nguyễn Thái Học đi 4 xe máy đến quán cơm phở Hà Nội(quán Cấm Chỉ), số 4, đường Hải Triều để ăn khuya.
Đến trước cửa quán, pha đèn xe Suzuky Sport của Kiệt chiếu thẳng vào bàn ăn của các anh Phan Lê Sơn, Hồ Phước Hưng cùng các bạn gái (tất cả gồm 9 người) cũng đang ngồi uống bia, ăn khuya tại quán. Sơn đứng lên gây gổ, chửi, đánh Kiệt và rút chìa khóa xe Kiệt ném xuống đường. Thịnh lại can thiệp thì bị Sơn đá vô bụng. Sau đó mọi người can ngăn, Sơn về chỗ cũ ngồi.
Do bị Sơn đánh, Nguyễn Hữu Thịnh tức giận nên gọi điện thoại di động cho Bùi Anh Việt (Bảy Việt) đang ngồi nhậu cùng Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”, cha của thịnh ), Phạm Văn Minh (Minh”bu”), Trương Tấn Phi, Trần Dương…ở quán 136 Nguyễn Thái Học. Thịnh nói với bảy việt rằng Thịnh đang bị đánh ở Phủ Kiệt (Hải Triều), nhờ Việt ra giúp. Sau khi nghe điện thoại của Thịnh, Bảy Việt nói lại cho Thọ biết, đồng thời rủ các tên Toàn , Dương, Phi ,Tùng( là người trông xe ở quán 136 Nguyễn Thái Học) lấy xe máy chạy ra Hải Triều.
Khi đến đường Hải Triều thì không gặp thịnh nên Bảy Việt tiếp tục chạy xe đi tìm, đến trước trụ sở cục hải quan thành phố trên đường Hàm Nghi thì cả bọn gặp tiến, yến,hùng,kiệt,tuấn. Bảy Việt gọi ĐTDĐ cho Thịnh hỏi Thịnh đang ở đâu, sau đó mở cốp xe Spacy lấy một con dao bấm đưa cho Tùng, đồng thời đưa cho các tên Toàn,
Dương, Phi mỗi tên một con dao nhọn và nói : Bây giờ không cần biết tụi nó là ai, vào quất (đánh)luôn. Bảy Việt gọi điện thoại cho Thịnh một lần nữa và biết Thịnh đang đứng chờ ở ngã ba đường Hải Triều – Nguyễn Huệ và đãn cả bọn chạy xe lại đường Hải Triều,
Đối với Nguyễn Hữu Thịnh, sau khi gọi điện báo cho Bảy Việt là mình bị đánh, y chạy xe spacy về quán 136 Nguyễn Thái Học vào bếp lấy 1 con dao nhọn giấu trong người. Khi đi qua bàn nhậu của Thọ và Minh đang ngồi, Thọ hỏi khuay rồi còn đi đâu, sao không về nhà ngủ? Thịnh nói bị đánh ở đường Hải Triều , sau đó chạy xe ra quán cấm chỉ…
Sau khi thịnh đi được một lúc, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Văn Minh cũng biết việc Thịnh đi đến Hải Triều để đánh nhau nên Thọ lấy xe máy đi theo. Minh xuống bếp tìm hung khí thì được tên Nguyễn Hữu Chung (đầu bếp) đưa cho một con dao và ngồi sau xe máy do Nguyễn Hữu Chung điều khiển chạy theo thọ ra Hải Triều. Nguyễn Hùng Cường là chủ quán 136 Nguyễn Thái Học (con rể năm cam) cũng đi xe máy chạy theo Thọ ra đường hải triều.
Khi nhóm Bảy Việt gặp Thịnh ở ngã ba đầu đường Hải Triều – Nguyễn Huệ thì Bảy Việt, Thịnh dẫn đầu cùng đồng bọn chạy xe đến trước quán cấm chỉ, dừng lại và xuống xe,xông vào bao vây nơi sơn và các bạn đnag ngồi nhậu. Thịnh xông lại chỗ Sơn, rút dao giấu trong người đâm vào bụng sơn. Sơn đứng lên, giơ tay đỡ được vầ chạy vào phía trong nhà của quán cấm chỉ, Thịnh cùng đồng bọn dùng dao, vỏ chai bia đạp vỡ, ly , chén tại bàn đâm, đánh túi bụi vào các bạn của sơn làm cho họ chạy toán loạn, đòng thời bọn chúng hò hét, đuổi theo sơn vào trong quán.
Cùng lúc với việc Sơn bị đuổi đánh chạy vào trong quán, anh Hồ Phước Hưng là bạn ngồi cùng bàn cũng bỏ chạy, nhưng bị vấp té cuống gốc cây trước cửa quán Cấm chỉ thì bị tên Tùng đứng phía sau nắm tóc, kẹp cổ nâng lên, dùng dao bấm đam liên tiếp 2 nhát vào bụng anh Hưng, anh Hưng bị đâm gục ngay tại chỗ.
Trong lúc đâm, đánh hỗn loạn , các tên Nguyễn Văn Thọ , Trương Tuấn Phi cũng bị đồng bọn đâm nhầm bị trọng thương (Thọ bị tùng đâm thương ở sau lưng, Phi bị Thịnh đâm thương ở bụng). Phan Lê Sơn bị đánh ở trong quán cấm chỉ bỏ chạy ra ngoài, chạy trên vỉa hè theo hướng đường Hàm Nghi, cách quán Cấm chỉ khoảng 20 m thì bị các tên Bảy Việt, Nguyễn Hữu Chung chạy xe máy vượt lên chặn đường. tên Nguyễn Hùng Cường cầm dao chặn đầu buộc Sơn phải quay trở lại chạy theo hướng Nguyễn Huệ. Đến trước cửa quán phở Lan thì bị vấp té và bị các tên Minh, Cường, Chung ,Kiệt, Tiến ,Dương, Thịnh xông vào dùng chai, cốc đập, dao đâm rất nhiều nhát vào đầu,bụng,ngực,lưng,đùi…anh Sơn.
Thấy có đánh nhau, anh Nguyễn Văn Đông là chiến sĩ đội cảnh sát hình sự công an quận 1, ngụ tại quán phở Lan dùng súng bắn chỉ thiên nên cả bọn đang đánh anh Sơn bỏ chạy. tên Dương bỏ quên chiếc xe máy Kawasaki Max II tại hiện trường. Theo lời khai của các bị can, sau khi gây án và trên đường bỏ chạy bọn chúng đều vất dao tại hienj trường và trên dọc đường đi.
Cơ quan điều tra đã thu giữ tang vật và các phương tiên gồm :
1. 1 xe suzuku Sport màu đỏ, biển số 61F2-3663, Sk 406070 SM 1006070 do Từ Anh Kiệt sử dụng
2. 1 xe honda kawasaki,biển số 51T3-7918, SM AN090GEA27262 do Trần Dương sử dụng bỏ lại hiện trường
3. 1 xe Cagiva Speed, biển số 51F3 5263, SK 323-000704 SM 323-000704 của nạn nhân Phan Lê Sơn sử dụng tại hiện trường
Sau khi hoàn thành cuộc điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Viện kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố 11 bị can gồm Nguyễn Hữu Thịnh, Bùi Anh Việt (Bảy Việt), Phạm Văn Minh (Minh”bu”), Trương Tấn Phi, Trần Dương,Hồ Thanh Tùng(Hai Lợi), Văn Công Tiến (khắc sinh), Nguyễn Hùng Cường (cường anh-con rể Năm cam), Từ Anh Kiệt(út lùn),Nguyễn Hữu Chung, Võ Song
Toàn về tội giết người theo quy định tại điều 101-BLHS năm 1985; đề nghị truy tố Nguyễn Thị Kim Yến tội che giấu tội phạm theo quy định tại điều 246-BLHS năm 1985, Huỳnh Anh tuấn (Hùng nhỏ) tội không tố giác tội phạm theo quy định tại điều 247-BLHS năm 1985; Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 198-BLHS năm 1985(điều 245-BLHS năm 1999).
Theo kết luận điều tra và cáo trạng thì nguyễn HữuThịnh và Bùi Anh Việt là những tên chủ mưu, lôi kéo ,xúi dục đồng bọn tham gia thực hiện tội phạm, đồng thời là những kẻ tích cực thực hiện hành vi phạm tội. Tên Phạm Văn Minh là tên thủ ác rất tích cực và hung hãn.
Ngày 1.2.2002, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo những yêu cầu sau đây:
– Theo kết luận điều tra và cáo trạng thì 2 vết thương trên người Hồ Phước Hưng do Hồ Thanh Tùng đứng ở phía sau, tay trái kẹp cổ anh Hưng nhấc bổng lên, tay phải dùng con dao bấm hình cây viết cài túi áo có 2 lưỡi sắc đâm vào bụng và sườn trái anh Hưng. Riêng phát đâm vào bụng, khi đâm bị can còn rạch ngang mới rút dao ra. Trong khi đó tại bản giải thích hung khí gây nên thương tích của nạn nhân Hưng (giải thích theo yêu cầu của cơ quan điều tra), Tổ chức giám định pháp y-pháp y tâm thần thành phố Hồ Chí Minh do bác sĩ Bùi Thanh Tuyền kí lại nêu thương tích trên người nạn nhân Hưng do 2 loại hung khí: Loại dao có 1 lưỡi sắc và loại dao có 2 lưỡi sắc(dao bấm) và kết luận là Hồ Phước Hưng bị đâm do loại dao bấm, thủ phạm đứng phía sau lưng nận nhân cũng có thể gây nên thương tích trên. Đề nghị thực nghiệm đeuf tra làm rõ.
+ Xác định vai trò của Bùi Anh Việt
+ Làm rõ nguồn gốc hung khí…
2. kết quả điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an
Sau khi Năm cam và nhiều tên đàn em là tội phạm nguy hiểm khác trong tổ chức tôi phạm do NĂm cầm đầu đã bị bắt, dư luận quần chúng nhân dân phản ảnh có một số vụ án nghiêm trọng đã xảy ra do năm cam hoặc đàn em, tay chân thân cận của Năm cam gây ra đã được các cơ quan tố tụng ở thành phố Hồ Chí Minh điều tra, kết luận và xử lý nhưng có nhiều dấu hiệu sai phamjtrong hoạt động điều tra, xử lí vụ án, dẫn đến việc bỏ lọt người , lọt tội.
Theo đề nghị của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ cong an, Viện kiểm soát nhân dân tối cao đã ra quyết định chuyển các vụ án có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động điều tra , xử lý và giao cho cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An trực tiếp điều tra thụ lý. Trong đó có vụ án “Nguyễn Hữu Thịnh cùng đồng bọn phạm tội giết người, che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm, gây rối trật tự công cộng (TTCC)”, xảy ra tại quán cấm chỉ, số 4 đường Hải Triều quận 1 ngày 27.1.2000. Mặc dù vụ án đã có kết luận điều tra, cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhưng dư luận quần chúng , nhất là các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng ở thành phố Hồ Chí Minh rất bất bình với kết quả điều tra, xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng thủ phạm gây án là nhưng tên con ông cháu cha hoặc những tay đàn em thân cận của Năm cam nên ngay sau khi vụ án xảy ra đã có sự dàn xếp, can thiệp của năm cam vào quá trình điều tra, xử lý vụ án, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cầm đầu vụ án là Nguyễn Văn Thọ (tức thọ đại úy) cháu ruột của Năm cam (mẹ của Thọ là chị gái Năm cam). Thọ chỉ bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và được tại ngoại, bỏ lọt nhiều tên có hành vi “che dấu tội phạm” trong đó có Năm cam, Dương Ngọc Hiệp (Hiệp phò mã). Nguyễn Văn Thọ (Thọ đại úy) là tên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động tội phạm của Năm Cam đã bỏ trốn ngay sau khi Năm Cam bị bắt.
Xét tính chât đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp của vụ án, ban chỉ đạo liên ngành Trung Ương và ban chuyên án đã tập trung chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an khân trương điều tra , xác minh lại vụ này.
Ngay sau khi nhận hồ sơ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lại để điều tra bổ sung, cơ quan điều tra bộ công an đã tiến hành trưng cầu Viện Khoa học hình sự bộ công an cử giám định pháp y có kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm, giám định pháp y để làm rõ các cơ chế hình thành dấu vết, thương tích, xác minh các loại hung khi gây lên thương tích trên người hai nạn nhân Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng.
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ ban đầu về vụ án, kết quả nghiên cứu thực nghiệm và giám định của pháp y viện khoa học hình sự và kết quả điều tra lại của cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an có đủ cơ sở để kết luận nội dung vụ án sau khi đã được điều tra lại như sau:
Khoảng 23 giờ ngày 26.1.2000, anh Lê Tâm Việt (chiến sỹ phòng Cảnh sát hình sự) ngồi ở quán cơm phở Hà nội (quán cấm chỉ), số 4 đường Hải Triều, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh gọi ddienj thoại cho anh Phan Lê Sơn(là chiến sĩ phòng cảnh sát hình sự rủ anh sơn đến Hải triều nhậu tiếp. Anh sơn đang ngồi nhậu cùng một số bạn tại đường Phạm Ngũ Lão- Quận gò vấp, sau khi nhận được điện thoại của anh việt đã rủ nhóm bạn gồm: Hồ Phước Hưng, Lê Trần Thịnh, Đào Văn Thành, Trần Văn Năng, Nguyễn Hoàng Lộc, Quách Ngọc Thanh (bạn gái sơn mới quen) đến quán cấm chỉ để nhậu tiếp và ăn khuya với Lê Tâm Việt. Tất cả nhóm bạn của sơn và việt (gồm 9 người, có cả nữ) ngồi chung một dãy bàn kê tại vỉa hè trước cửa quán “cấm Chỉ” sát kho bạc nhà nước, phía đường Nguyễn Huệ, cả nhóm uống bia Heniken và ăn phở.
Cũng trong buổi tối ngày 26.1.2000 các tên Nguyễn Hữu Thịnh, Huỳnh Anh Tuấn, Từ Anh Kiệt và Hùng lớn, Văn công Tiến, Nguyễn thị Kim Yến(bạn gái của tiến), Bùi Anh Việt, Trương Tấn Phi, Trần Dương, Võ Song Toàn (cả 3 do Bảy Việt gọi đến) và Lê Thị Hồng Ngọc chủ quán Tân Hải Vân (162 Nguyễn trãi-quận 1) ngồi nhậu chung bàn tại quán 136 Nguyễn Thái Học, quận 1. Đến hơn 1 giờ ngày 27.1, Nguyễn Hữu Thọ(Thọ đại úy), Phạm Văn Minh (minh bu) và một số phụ nữ bạn của thọ đến quán 136 Nguyễn Thái Học uống riệu nhưng ngồi riêng bàn khác. Nguyễn Hữu Thịnh khi thấy cha mình (thọ đại úy) đến thì bèn cùng các tên Kiệt , tiến, yến , tuấn, hùng lớn đứng dậy đi nơi khác. Còn lại ở lại quán 136 Nguyễn Thái Học, Bảy việt cùng các tên phi, dương , toàn,ngọc lại ngồi chung bàn với thọ và minh để tiếp tục nhậu.
Sau khi đưa hùng lớn về nhà riêng ở đoàn văn bơ, quận 4, Nguyễn Hữu Thịnh rủ mọi người ra đường Hải Triều để ăn khuya và nhậu tiếp. Thịnh đi một mình bằng xe Spacy màu lông chuột, Tuấn(hùng nhỏ) đi một mình bằng xe Spacy màu trắng (mượn của hùng lớn), tiến chở yến bằng xe Spacy màu trắng, kiệt đi một mình bằng xe suzuki Sport màu đỏ. Cả bọn đến quán Cấm Chỉ , số 4 đường Hải Triều, quận 1 vào khoảng 1 giờ 30 ngày 27.1.2000. Các tên Thịnh, Tiến, Yến, Tuấn đến trước ngồi vào bàn kế phía gần đường Nguyễn Huệ cách bàn của Phan Lê Sơn khoảng 4-5 m. Từ anh Kiệt đến sau, dọi pha đen vào bàn của Sơn đang ngồi. Thấy vậy sơn đứng dậy gây sự, cự cãi với Từ Anh Kiệt và tát vào mặt Kiệt 2 cái. Thịnh đứng dậy bước lại gần Sơn bị đá 1 cái trúng bộ hạ. Sơn còn tiếp tuck đá vào đùi trước và rút chìa khóa xe của Kiệt ném xuống đường. Thấy có đánh nhau, một sso bạn của Sơn (trong đó có anh Hưng) và chủ quán Cấm Chỉ là cô Đặng Thu Thơm ra can ngăn nên hai bên không ẩu đả nữa, ai về bàn người đó ngồi. Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường lúc đó chứng kiến thì hành động của Sơn lúc đó như người đã say rượu bia, nen khi ngồi vào bàn Sơn vẫn tiếp tục nói to, chửi tục. Tức giận vì bị đánh đau , nên Nguyễn Hữu Thịnh gọi điện thoại di động cho Bùi Việt Anh (bảy Việt) nói cho Bảy Việt biết mình bị đánh ở Phủ Kiệt (Hải Triều) và kêu Bảy Việt giúp. Sau khi gọi điện thoại, Thịnh lấy xe bỏ đi, lúc đó là 1 giờ 36 phút ngày 27.1.2000, còn các tên Tiến, Kiệt, Tuấn ,Yến vẫn ngồi lại quán Cấm Chỉ nhưng không ăn uống gì.
Đang ngồi nhậu với Thọ “đại úy” thì Bảy Việt nghe điện thoại của Thịnh lúc 1 giờ 36 phút báo việc Thịnh bị đánh ở Hải Triều và kêu Bảy Việt. Bảy Việt nói lại cho Thọ và mọi người biết việc Thịnh bị đánh ở Hải Triều và bảo các tên Toàn,Dương ,Phi cùng ra Hải Triều gặp Thịnh để “giải quyết” việc đánh nhau. Bảy Việt sai Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) là người giữ xe của quán 136 Nguyễn Thái Học dắt xe Spacy màu trắng của Bảy Việt ra và bảo Tùng ngồi phía sau cùng đi ra Hải Triều với mình. Khi ra Hải Triều , Bảy Việt và Tùng không gặp Thịnh, chạy xe đến ngã 3 Hải Triều – Nguyễn Huệ thì Bảy Việt nghe điện thoại của Thịnh lần thứ hai (lúc 1 giờ 40 phút), đến trước cổng cục Hải quan thành phố góc đường Bach Đằng – Hàm Nghi thì gặp các tên Toàn, Dương, Phi , Tiến, Kiệt , Tuấn, Yến tất cả dừng lại. Tại đây, Văn Công Tiến nói với Bảy Việt “tụi nó giống hình sự lắm”, Bảy Việt nói “tụi nó là hình sự thì muốn đánh ai , thì đánh hả, đi ra quất luôn (đánh luôn)”. Sau đó Bảy Việt mở cốp Spacy lấy con dao bấm đưa cho Hồ Thanh Tùng, lấy áo gió đen đưa cho Trương Tuấn Phi mặ vào người, còn bản thân y lấy một bình xịt hơi cay màu vàng bỏ vào túi quần. Bảy Việt lấy điện thoại di động gọi lại cho Thịnh lúc 1 giờ 45 phút, biết Thịnh đang chờ ở ngã tư Nguyễn Huệ – Hải Triều nên dẫn cả bọn gồm Tùng, Toàn,
Dương,Phi, Tiến,Yến,Kiệt,Tuấn cùng ra đó theo hướng đường Nguyễn Huệ- Hải Triều. Với diễn biến nói trên , ngay từ đầu thể hiện rõ ý thức sử dụng vũ lực, bất chấp hậu qua của bọn chúng.
Nguyễn Hữu Thịnh sau khi gọi điện cho Bảy Việt, lấy xe chạy theo đường Nguyễn Huệ-Bạch Đằng – Hàm Nghi với mục đích là gặp Bảy Việt nhưng không gặp, nên y chạy xe veef quán 136 Nguyễn Thái Học và gặp cha mình là Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) đang ngồi nhậu với Phạm Văn Minh và Lê Thị Hồng Ngọc (chủ quán Tân Hải Vân)…, ngoài ra còn gặp Nguyễn Hùng Cường (Cường Anh – chủ quán 136 Nguyễn Thái Học) là con rể Năm cam đứng ở ngoài. Thọ hỏi Thịnh “sao giờ này chưa về, đi đâu vậy”, Thịnh trả lời “con đi ăn khuay ngoai Hải Triều bị mấy đưá đánh”, Thọ nói tiếp “Có sao không? Chở ba ra ngoài đó coi sao” Thịnh nói với Thọ “Ba đợi con chút,con đi toilet” và Thịnh vào khu vực bếp đến chỗ kệ rửa bát lấy 2 con dao giấu vào thắt lưng, phủ áo thun bên ngoài và quay trở lại xe của Thịnh chở Thọ ra ngoài đường Hải Triều. Trước khi đi với Thịnh , Thọ nói với Minh “đi”, Minh hiểu ý Thọ nói đi ra Hải Triều để đánh nhau, nên đứng lên tìm hung khí. Tên Nguyễn Thái Học hỏi Minh “tìm gì đấy? Dao được không” và lấy một con dao trên bàn bếp có chiều dai khoảng 25 cm, lưỡi nhọn , trắng rộng khoảng 2 cm đưa cho minh dắt vào trong người. theo lời Minh khai thì thấy Thọ “đại úy” đã chạy xe trước (thực tế Thịnh chở tên Thọ đã chạy trước) nên tên Chung hỏi Minh “đi theo Thọ phải không?”. Minh bảo “ừ”, tên Chung lấy một chiếc xe Dream II màu nho chở Minh đuổi theo Thọ ra Hải Triều.
Sau khi biết Thọ cùng các tên Minh chạy đuổi theo Thọ ra Hải Triều để đánh nhau, tên Nguyễn Hùng Cường ( Cường anh – con rể Năm cam) cùng vào bếp lấy 1 con dao, theo cường mô tả dao dài khoảng 30-35 cm, lươix rộng 4-5 cm, cán nhựa màu đen, lưỡi tù không nhọn, thường dùng để gọt trái cây trong quán, giấu vào sau lưng áo và sai em trai của mình là Nguyễn Tuấn Hùng (Cường em) cùng đi xe Honda chở chạy theo Thọ và Thịnh.
Thịnh chở Thọ chạy ra Hải Triều nhưng không gặp Bảy Việt và đồng bọn, nên Thịnh gọi điện thoại cho Bảy Việt, hỏi Bảy Việt đang ở đâu (lúc 1 giờ 40 phút). Điều này phù hợp với lời khai của nhân chứng thì tại thời điểm nói trên thấy 2 người (trong đó có người khoảng 40 tuổi) đi xe Spacy qua quán Cấm Chỉ và dừng lại ở đầu đường Nguyễn Huệ – Hải Chiều.
Khi các tên do Bùi Anh Việt (Bảy Việt) dẫn đầu chạy xe lại gặp Nguyễn Hữu Thịnh và Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) ở đầu đường Hải Triều – Nguyễn Huệ, cả bọn dừng lại. Tên Bùi Anh Việt hỏi Thịnh “nãy ai đánh mày?”, Thịnh chỉ vào bàn anh Sơn và các bạn đang ngồi và nói “Đó, bàn đó, thằng mập mặc áo xanh đang ngồi đó”. Nói xong, Thịnh , Việt dẫn đầu cùng cả bọn chạy ào xe lại trước cửa quán Cấm Chỉ số đường Hải Triều thì tất cả dừng lại, xuống dựng xe dưới lòng đường, chỉ riêng Bùi anh Việt vẫn ngồi trên xe máy , Huỳnh Anh Tuấn và Nguyễn Thị Kim Yến đứng bên lề đường nhìn, không tham gia đánh nhau.
Tên Thịnh đưa cho Văn Công Tiến một con dao kiểu thái lan cán vàng, dài khoảng 25 cm và cùng lúc các tên Toàn, Dương, Phi, Tiến,Kiệt, Tùng cũng xông vào bao vây xung quanh bàn của Sơn và các bạn đang ngồi. Thịnh quát “sao lúc nãy mày đánh tao?”, Sơn đứng lên nói “Tao đánh mày rồi sao? Tụi mày muốn gì?” tên Thịnh rút dao trong người ra đam vào bụng Sơn, Sơn tránh được, hất bàn chạy vào phía bên trong quán Cấm Chỉ. Cùng lúc đồng bọn của Thịnh cũng dùng vỏ chai bia, ly, cốc thủy tinh lấy ở bàn đánh, ném túi bụi,làm các bạn của Sơn chạy tán loạn, trốn vào phía bên trong quán Cấm Chỉ và các nơi khác để thoát thân.
Sau khi Sơn bỏ chạy vào phía bên trong quán Cấm Chỉ, tên Thịnh lập tức đuổi theo, trên đường chạy vào trong quán, Thịnh gặp anh Hồ Phước Hưng cũng đang bỏ chạy vào trong quán, hai bên đối diện, Thịnh cầm dao đâm sọc vào bụng anh Hưng một nhát và rút dao ra rất nhanh, tiếp tục chạy vào trong quán Cấm Chỉ để đuồi đánh anh Sơn,cùng lúc đó các tên Toàn, Dương,Phi , Kiệt cũng chạy theo Thịnh vào bên trong quán Cấm Chỉ đuổi đánh anh Sơn, bọn chúng dùng vỏ chai bia, ly, cốc thủy tinh trong quán đập , đánh, ném về phía Sơn , cạnh thùng nước lèo phở, chém liên tiếp 3 – 4 nhát vào mặt, vùng đầu và trán anh Sơn ,làm Sơn bị thương chảy máu ở vùng đầu và mặt.
Sau khi bị Thịnh đâm một nhát vào bụng, Anh Hưng bị thương nặng, ôm bụng lảo đảo, chạy được 3 – 4 bước ra hướng gốc cây trên lề đường, trước cửa quán Cấm Chỉ, thì gặp tên Hồ Thanh Tùng múa dao đâm trúng một nhát bên hông trái, trên thắt lưng. Hưng bước thêm vài bước nữa thì ngã gục xuống gốc cây sát lề đường trên vỉa hè quán Cấm Chỉ và chết tại đây. Sau khi đâm anh Hưng, Hồ Thanh Tùng tiếp tục cầm dao chạy vào phía trong quán Cấm Chỉ, thấy một người đang quay lưng ra ngoài đường, hai tay cầm 2 vỏ chai bia, miệng hò hét, chửi bới cản đường của đồng bọn đnag đuổi đánh anh Sơn đang chạy từ bên trong quán chạy ra. Tùng tưởng nhầm là người của phía bên anh Sơn nên đã đâm một nhát vào lưng người này. Sau đó Tùng mới biết đâm nhầm vào lưng Thọ, nên nói “con xin lỗi, con đâm nhầm”, Tên Văn Công Tiến thấy(Khắc sinh) thấy Lâm đâm Thọ nên kêu lên “Sao mày đâm chú tao? Tao đâm chết mẹ mày luôn”, Tiến đứng gần, sau lưng Tùng, tay trái Tiến kẹp cổ nhấc Tùng lên, tay phải vung dao định đam xuống người Tùng, thì Bùi Anh Việt đứng ngoài quan sát vội kêu lên “Lầm rồi Sinh ơi, Lầm rồi Sinh ơi, nó là thằng giữ xe ở quán 136”. Cùng lúc đó có tiếng kêu “Thịnh,Thịnh ba mày bị đâm”, tên Thịnh đang đuổi đánh anh Sơn phía trong quán chạy ra hỏi “ai đâm ba?”. Khi đó Tiến đang còn ôm Tùng, chưa buông ra và nói: “thằng này đâm ba mày”. Thịnh hỏi “Sao mày đâm ba tao?”, và vung dao đâm xuống người Tùng, Tùng vội kêu lên “Buông em ra, buông em ra”. Đúng lúc đó Tiến nghe tiếng Bảy Việt bên ngoài kêu nhầm nên kéo lùi Tùng lại và buông tên Tùng ra nên tránh được nhát dao của Thịnh. Tên Thịnh đâm hụt tên Tùng, cũng là lúc Trương Tấn Phi đuổi theo Sơn chạy từ phía bên trong quán ra đến phía sau lưng Thịnh, Thịnh không kịp thu dao nên đam trúng bụng Phi làm Phi bị thương nặng. Tên Tùng sau khi được Tiến buông ra bỏ chạy ra y còn vung dao đâm sượt vào bả vai trai, gần cổ tên Võ Song Toàn lúc đó cũng vừa ở bên trong quán đuổi theo Sơn chạy ra bên ngoài, làm Toàn bị thương nhẹ, xước da, Tùng bỏ chạy ra ngoài theo hướng đường Hàm Nghi.
Tên Nguyễn Hữu Thọ (Thọ “đại úy”) cũng tích cực đuổi theo Phan Lê Sơn, miệng hò hét chửi bới “Đ..m…thằng nào đánh con tao,đánh chết nó đi…” Thọ trực tiếp cầm 2 vỏ bia đập vỡ làm hung khí để đuổi đánh anh SƠn chạy vào trong quán Cấm Chỉ, khi y vừa bước lên bậc thềm của quán để đuổi theo Sơn chạy vào trong nhà thì bị tên Hồ Thanh Tùng đứng phía sau đam trúng vào lưng bị trọng thương ( vì tên Tùng tưởng Thọ là người bên anh Sơn) sau đó Nguyễn Văn Thọ, Trương Tấn Phi được đồng bọn đưa đi cấp cứu ở trung tâm cấp cứu bệnh viện Sài Gòn.
Sau khi bị thương ở trong quán Cấm Chỉ, Sơn chạy bung được ra ngoài vỉa hè bên phải và bỏ chạy lại phía đường Hàm Nghi, các tên Thịnh, Tiến,Kiệt lập tức đuổi theo.Anh Sơn chạy được khoảng 20 m, thì bị tên Thịnh chạy vượt lên chặn đầu. tên Bùi Anh Việt cũng chạy xe vượt lên chặn đầu Phan Lê Sơn.
Tên Nguyễn Hữu Chung chở tên Phạm Văn Minh ra đến đường Hải Triều thì đang xảy ra đánh nhau, tên Minh nhìn thấy Thọ đang đi ra ngoài,đã bị thương chảy máu ở lưng. Minh nhìn thấy Thịnh, Tiến,Kiệt đang đuổi theo Sơn nên Minh cầm dao chạy đuổi theo , vượt lên trước chặn đầu Sơn. Tên Nguyễn Hữu Chung vẫn ngồi trên xe máy , phóng xe vượt lên trước chặn đường chạy của Sơn…
Nguyễn Hùng Cường (Cường anh ) chủ quán 136 Nguyễn Thái Học và em trai là Nguyễn Tuấn Hùng chạy xe đến sau cùng. Khi đến nơi đã thấy các tên Thịnh, Tiến, Minh”bu”…đang đuổi theo anh Sơn chạy trên vỉa hè,
Cường em cho xe chạy theo hướng đường Hàm Nghi, Cường anh cầm dao nhảy xuống cùng Minh “bu” đón đầu , chặn đường không cho Sơn chạy tiếp. Phan Lê Sơn chạy đến dãy quán bán rượu , cách quán Cấm Chỉ khoảng 15 đến 2 mét thì phía trước bị các tên Thịnh, Minh, Cường anh cầm dao chặn đầu. Ngoài ra còn có các tên Bảy Việt, Nguyễn Hữu Chung phóng xe máy chặn bên trên , phía sau thì có các tên Tiến, Kiệt đuổi theo. Sơn quay đầu chạy ngược lại theo hướng Hàm Nghi-Nguyễn Huệ đến gần quán Phở Lan (liền kề với quán Cấm Chỉ) thì bị Văn Tiến Công dùng ghế nhựa đập vào đầu, Sơn loạng choạng chạy được 3-4 bước đến trước quán Phở Lan thì bị vấp té nằm trên vỉa hè. Sơn té nằm ngửa, đầu quay hướng đường Nguyễn Huệ, chân quay hướng đường Hàm Nghi. Các tên Thịnh, Tiến,
Minh ,Cường anh, Kiệt cùng chạy lại dùng dao, cốc thủy tinh đâm, đánh liên tiếp vào người Sơn. Tên Thịnh đứng phía bên tây phải, ngang ngực sơn, dùng dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào vùng ngực của Sơn, tên Tiến đứng cùng phía với Thịnh , ngâm tầm sườn , bụng của Sơn dùng dao đâm 2-3 nhát vào sườn, bụng của Sơn. Đối diện với Văn Công Tiến phía bên ngoài đường, bên tay trái Sơn là tên Minh ngồi theo tư thế quỳ, đè 1 đầu gối lên thắt lưng trái của Sơn và đâm nhiều nhát vào vùng ngực của Sơn. Tên Từ Anh Kiệt ngồi phía trên đầu Sơn dùng vỏ chai bia, cốc thủy tinh đập vào đầu Sơn nhiều cái, mảnh vỏ chai bia và cốc thủy tinh vỡ cứa đứt da trên 3 ngón tay trái của Kiệt, Phạm Văn Minh cũng bị thương nơi gót chân trái khi ngồi đâm Sơn. Tên Nguyễn Hùng
Cường ngồi phía sau chân, cùng phía với Minh “bu”, dùng dao đam vào đùi trái của Sơn 1-2 nhát. Anh Nguyễn Văn Đông là chồng chị Nguyễn Thị Lan chủ quán phở, chiến sĩ CSHS-công an quận 1 đang ngủ trên lầu 1 của quán phở Lan(nhà số 4,Hải Triều), thấy có ồn ào đánh nhau dưới đường , lấy súng K54 bắn cảnh cáo nên tất cả bọn chúng mới bỏ chạy.
Theo lời khai của các nhân chứng có mặt ở hiện trường và các bị can thì vụ án xảy ra rất nhanh, từ lúc tên Thịnh xông vào chỗ Sơn đang ngồi nhậu đâm Sơn đến khi anh Đông bắn súng, Thịnh và đồng bọn tẩu thoát khỏi đường Hải Triều chỉ trong thời gian khoảng 3 phút.
Tên Trần Dương sau khi đuổi đánh Phan Lê Sơn ở trong quán Cấm Chỉ, y chạy ra ngoài đường, thấy Nguyễn Văn Thọ bị thương nên đã đỡ Thọ lên xe của Thịnh và chở Thọ đi cấp cứu ở trung tâm cấp cứu bệnh viện Sài Gòn, do vậy chiếc xe kawasaki Max II Bs 51T3-7981 của Dương bỏ quên tại hiện trường vụ án. Riếng Trương Tấn Phi , do bị thương nặng và bị choáng nên y không biết ai đưa vào bệnh viện.
Nguyễn Hữu Thịnh sau khi nghe tiếng súng nổ đã vứt bỏ con dao tại hiện trường và bị anh Đông túm được cổ áo, nhưng Thịnh kêu “không phải cháu” nên anh Đông buông ra, Thịnh chạy thoát, đên sau khi Sơn bị đâm thì Bùi Anh Việt bảo Hồ Thanh Tùng ngồi lên xe Việt chở chạy về quán 136 Nguyễn Thái Học, để Tùng lại đó và chạy lại quán Hoàng hôn số 57 – 59 Lê Lợi, quận 1 của Lê Thị Kim Anh báo cho Kim Anh biết việc xảy ra đánh nhau và Thọ bị thương đang cấp cứu ở bệnh viện Sài Gòn. Tên Tùng sau khi về quán 136 Nguyễn Thái Học đã bỏ con dao bấm gây án có dính máu lên bàn tính tiền, Lê Kim Cang là em vợ của Nguyễn Hùng Cường thấy vậy đã vất con dao ra đường Nguyễn Thái Học nên cơ quan điều tra không thu được. Tên Phạm Văn Minh tiếp tục ngồi lên xe do tên Nguyễn Hữu Chung chở để thoát khỏi hiện trường, theo lời khai của Minhthif khi đến vòng xoay đường Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu thì y vất con dao gây án xuống dọc đường đi. Sau đó Minh bảo tên Chung chở Minh đến khách sạn Minh Thắng số 53/1 Nguyễn Khắc Nhu, quận 1. Tên Chung đi xe máy về quán 136 Nguyễn Thái Học, còn tên Minh thì nói dối bị tai nạn giao thông, bị thương ở chân, mất hết giấy tờ nên xin ngủ lại đến sáng sẽ đi. Nhân viên lễ tân khách sạn Minh Thắng tưởng thật nên cho y thuê phòng, Minh còn nhờ nhân viên phục vụ giặt hộ bộ quần áo dính máu.
Văn Công Tiến chạy ra xe, chở Yến chạy khỏi hiện trường. Theo lời khai của Tiến trên đường đi ngang tiệm bánh mỳ Như Lan đường Hàm Nghi, Tiến quăng con dao xuống đường và chạy đến viện Sài Gòn thăm Thọ “đại úy” đang cấp cứu. khi biết anh Sơn và anh Hưng bị chết, Tiến sợ chở yến về nhà Yến và về nhà Tiến. Sau đó thị Yến đã tổ chức cho tên Tiến trốn ra Nha Trang và ở nhà bà Nguyễn Thị Lan, là dì ruột của Yến tại số 28/11 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, Nha Trang,tỉnh Khánh Hòa, đến sau tết Nguyên đán mới quay về thành phố Hồ Chí Minh.
Tên Từ Anh Kiệt chở tên Nguyễn Hùng Cường (Cường anh) chạy đến trung tâm câp cứu Sài Gòn thăm Thọ “đại úy”. Sau đó về quán cà phê Bé nhỏ số 76 Nguyễn Trường Tộ , quận 4 nhờ chị Nguyễn Thị Duyên là người giúp việc trong quán băng bó hộ vết thương ở trên tay cho y.
Các tên Huỳnh Anh Tuấn (Hùng nhỏ), Nguyễn Tuấn Hùng (Cường em), có mặt ở hiện trường giữ xe và chứng kiến đồng bọn đâm đánh các nạn nhân, sau khi nghe tiếng súng nổ đều bỏ chạy khỏi hiện trường.
Hai nạn nhân : Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng được công an phường Bến Nghé đưa đến trung tâm cấp cứu Sài Gòn nhưng đã chết.
Về hung khí gây án: theo mô tỏ của Nguyễn Hữu Thịnh thì y sử dụng con dao dài khoảng 30 cm, cán đen, lười trắng, mũi nhọn vếch lên, dài khoảng 20 cm, rọng 3-4 cm. Văn Công Tiến khai đã sử dụng con dao do Nguyễn Hữu Thịnh đưa có đặc điểm: dao kiểu thái lan, cán vàng, dài khoảng 20 cm, lưỡi trắng, nhọn rộng 2 cm. Phạm Văn Vinh mô tả con dao y gây án có chiều dài khoảng 25 cm,lưỡi thẳng, nhọn, trắng, rộng khoảng 2 cm. Nguyễn Hùng Cường khai đã sử dụng con dao dài khoảng 30-35 cm, cán đen,lưỡi trắng, rộng khoảng 4-5 cm. Hồ Thanh Tùng khai đã sử dụng con dao bấm hình cây viết cài ngực, lưỡi sắc, nhọn đều, rộng khonagr 1-1.5 cm.
Các bị can đều khai nhận sau khi gây án chúng đều vất bỏ hung khí nên cơ quân điều tra không thu giữ được. nhưng căn cứ vào lời khai của bị can và nhân chứng mô tả về hung khí (dao) của các đối tượng sử dụng trong khi gây án, cơ quan điều tra đã tổ chức cho các bị can và nhân chứng nhậ dạng dao có các đặc điểm, hình dáng gần giống như các loại dao đã được mô tả ở trên. Căn cứ kết quả thực nghiệm và giám định pháp y của viện KHHS – bộ công an, các loại dao nêu trên nếu sử dụng để đâm, chém Phan Lê Sơn Và Hồ Phước Hưng đều có thể gây nên được những thương tích trên người các nạn nhân như biên bản pháp y mô tả.
Sau khi được Bùi Anh Việt cho biết việc đánh nhau ở Hải Triều và Thọ bị đâm bị thương đang cấp cứu ở bệnh viện Sài Gòn, Lê Thị Kim Anh nói với Bảy Việt láy xe máy chở mình đến trung tâm cấp cứu bệnh viện Sài Gòn trên đường Lê Lợi, quận 1 để thăm Thọ. Tại đây, Bảy Việt, Kim Anh gặp Lê Thị Hồng Ngọc, thị Điệu (vợ Thọ) và một số đối tượng vừa gây án ở Hải Triều. Lê Thị Kim Anh và Lê Thị Hồng Ngọc hỏi thăm và biết được Nguyễn Văn Thọ và Trương Tấn Phi bị thương do đồng bọn đâm nhầm trong lúc đánh nhau ở Hải Triều. Nhìn thấy hai nạn nhân là Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng đã bị chết. Lê Thị Hồng Ngọc cho Nguyễn Văn Thọ và
Trương Tấn Phi tiền để bồi dưỡng cho các y, bác sĩ ca trực để mổ cáp cứu cho mình. Sau đó Bảy Việt đưa Kim Anh về lại quán Hoàng hôn số 57 – 59 Lê Lợi, quận 1 còn Lê Thị Hồng Ngọc và các tên Võ Song Toàn đi từ trung tâm cáp cứu Sài Gòn về quán Hoàng hôn gặp lại Bảy Việt và Kim Anh. Theo lời khai của Bảy Việt thì lúc này áo của y còn dính máu, nên Bảy Việt đã đi lên cầu thang tầng 1 thay áo, cũng có nhân chứng nhìn thấy tại thời điểm này Lê Thị Kim Anh gặp Bảy Việt và 2 đối tượng đi theo Bảy Việt và Kim Anh đã sai một người đi lên lầu để thay áo vì có dánh máu… Lê Thị Hồng Ngọc đã khai đã cho Bảy Việt 2 triệu đồng để bảy Việt lo cho Phi đang điều trị ở bệnh viện, sau đó Bảy Việt nói với Toàn, Dương đi về và dặn nếu công an có hỏi thì khai không biết gì. Sau khi Toàn , Dương đi về , Bùi Anh Việt chở Kim Anh lại quán Tân Hải Vân ở 162 Nguyễn Trãi để ăn khuya. Tại đây Bảy Việt và Kim Anh gặp Dương Ngọc Hiệp (Hiệp “phò mã”). Hiệp hỏi Bảy Việt và Kim Anh sự việc xảy ra như thế nào, Bảy Việt có kể lại cho Hiệp nghe lại câu chuyện đã kể cho Kim anh và Ngọc nghe lúc trước và nói với Hiệp là Bảy Việt không đâm ai, khi ra đến hải Triều thì đang xảy ra đánh nhau, thấy Thọ bị đâm nên đưa Thọ đi cấp cứu. Sau khi ăn ở Tân Hải Vân, Bảy Việt đưa Kim Anh về nhà riêng Kim Anh ở 115/42 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 và ngủ tại nhà Kim Anh đên sáng ngày 27.1.2000.
Được tin cha con Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Văn Thọ cùng đồng bọn đánh nhau đâm chết 2 người ở đường Hải Triều, ngay trong đêm (rạng sáng 27.1.2000) Dương Ngọc Hiệp tức Hiệp “phò mã” đã điện thoại cho cha vợ là Năm cam đang ở khách sạn Lasvegas , số 7 Lê Văn Hưu – Hà Nội, nhưng không gặp. Đến sang ngày 27.1.2000, Năm cam gọi điện lại cho Hiệp thì được Hiệp báo cho biết tối qua Thịnh cùng mấy đứa bạn đi ăn khuay đánh lộn làm chết 2 người, có cả Thọ bị thương đang nằm cấp cứu tại bệnh viện, Hiệp nhắn Năm cam phải về Sài Gòn gấp. Năm cam đã lấy vé máy bay vào Sài gòn ngay buổi chiều 27.1.2000. Năm cam gọi Dương Ngọc Hiệp đến hỏi để bắm lại tình hình vụ án, sai Lê Thị Điệu (vợ Thọ “đại úy”, mẹ Thịnh) gọi điện kêu Thịnh đang bỏ trốn về thành phố để gặp Năm cam, sau đó Năm cam đến bệnh viện thăm Thọ để hỏi tình hình. Sau khi được nghe Hiệp “phò mã”, Thịnh, Thọ kể lại Năm cam đã nắm được nội dung vụ án đại ý là: Thịnh cùng đám bạn đi
ăn khuya ở Hải Triều , dọi pha đèn vào mặt Sơn (sau này Năm cam mới biết tên 2 nạn nhân) đang ngồi nhậu, Thịnh bị Sơn đánh, tức giận nên gọi điện cho đám bạn của Thịnh và Bảy Việt kêu người ra đâm chết 2 người là anh Sơn và anh Hưng. Năm am cũng hỏi về tình hình của Bảy Việt thì Hiệp cho biết Bảy Việt hiện giờ đang trốn ở nhà Kim Anh. Theo lời khai của Năm cam thì Thịnh nói với Năm cam là không trực tiếp đâm ai. Nhưng sau khi nắm được tình hình , Năm cam có nhận xét: việc Thịnh bị đánh ở Hải Triều là chuyện nhỏ, nhưng Thọ là cha của Thịnh đáng lẽ khi biết Thịnh gọi điện về cho Bảy Việt kêu người ra quán đánh nhau thì Thọ phải can ngăn Bảy Việt và Thịnh , nhưng Thọ không những không can mà còn theo Thịnh ra Hải Triều để đánh nhau. Sự có mặt của Thọ ở Hải Triều là nguyên nhân chính để xảy ra việc Thịnh và đồng bọn gây ra vụ án, mà hậu quả là 2 người chết.
Theo lời khai của Dương Ngọc Hiệp, vì lo sợ Nguyễn Văn Thọ bị bắt nên cha vợ y là Năm cam đã chỉ đạo Hiệp phải làm gọi Nguyễn Hữu Thịnh về đầu thú, gặp gỡ những đối tượng tham gia gây án và những người có liên quan để bố trí thời gian nhằm che giấu hành vi của Thọ có mặt ở hiện trường và tham gia gây án…
Theo lời khai của các bị can như Văn Công Tiến, Nguyễn Thị Kim Yến, Võ Song Toàn, Trương Tấn Phi, Trần Dương và một số người liên quan như Lê Thị Hồng Ngọc … trước khi ra đầu thú, bị bắt hoặc lên làm việc với cơ quan công an các đối tượng đều gặp Thọ và Hiệp trước và được Thọ hoặc Hiệp dặn phải khai báo là : Tối hôm đó (26 rạng sáng 27.1.2000) khi Thịnh bị đánh gọi điện về cho Bảy Việt đang ngồi quán 136 Nguyễn Thái Học kêu người ra để can thiệp, Bảy Việt không ra nhưng sai 5 – 7 người là bạn của bảy Việt ra Hải Triều đánh nhau, chính những người này đã đâm chết nạn nhân, Thịnh và các bạn không biết đám bạn của Bảy Việt là ai, còn việc Thọ “đại úy” có mặt ở hiện trường là do tình cờ , và bị đâm nhầm Lê Thị Hồng Ngọc chủ quán Tân Hải Vân được CSHS – công an thành phố Hồ Chí Minh mời lên làm việc, nhưng trước khi đi, thị Ngọc đã đến gặp Hiệp dặn phải khai với nội dung không đúng sự thật là: “tối 26.1.2000, ra quán 136 Nguyễn Thái Học ăn khuya, sai Thọ “đại úy” đi mua phở và chân gà ở Hải Triều… ngoài ra Ngọc không biết gì khác”. Nguyễn Văn Thọ khai đã nhờ trương Tấn Phi mượn xe kawasaki của Trần Dương chở ra Hải Triều để mua phở và chân gà cho bà Ngọc.
. Lai Em có tổ chức đá gà ở chợ nên đã giao nhiệm vụ cho Minh ở tổ dân phòng là phải thông tin cho Lai EM các chiến dịch truy quét tội phạm của cơ quan công an. Lai Em, Lai Anh, Lai Út là ba anh em rất nổi tiếng trong giang hồ, đặc biệt là khu vực Cầu Ông Lãnh, ai muốn làm gì phải được sự đồng ý của Lai Em, nếu không sẽ bị đàn em của Lai Em đến quậy phá, không thể làm ăn buôn bán được. Năm 1986, Lai Em đã dẫn Minh, Thơm “đui”, Thành và anh Phương cảnh sát khu vực đến từng ô cá yêu cầu mỗi ô phải nộp 120.000 đồng rồi tuyên bố các ô cá mỗi tháng phải nộp 120.000 đồng và nói đó là tiền bảo vệ. Vì sợ Lai Em quậy nên các ô cá đều nộp, hàng tháng thì anh Thành đến cầm sổ đến từng ô cá thu tiền về lại nộp cho anh Phương, anh Phương lại chia lại cho mỗi người
300.000 đến 500.000 đòng/tháng. việc thu tiền này được duy trì từ đó cho đến khi Minh bị bắt, sau đó thì anh Phương nghỉ việc thì anh Biết về thay anh Phương, Lai Em lại cũng dẫn cả bọn Minh và anh Biết đi đến từng ô cá để “dằn mặt” yêu cầu các ô cá phải nộp tiền hàng tháng. Sau anh Biết là anh Hùng làm cảnh sát khu vực thì hàng tháng nhóm của Minh đều có ngưười cầm sổ đến thu tiền của từng ô cá, đầu tiên là anh Thành đi thu, sau anh Thành nghỉ thì thay anh Phàn, sau khi anh Phàn chết thì thay anh Pha. Ngoài khoản thu này ra thì nhóm của Minh và Thơm “đui” còn thu tiền của các xe ô tô chở cá vào chợ (gọi là tiền bến bãi) mỗi xe Minh và Thơm “đui” thu từ 20.000 đến
30.000 đồng. Số tiền này đều đưa cho cảnh sát khu vực để chi cho các anh ở tổ dân phòng. Đến năm 1997 do các đơn tố cáo của nhân dân về việc này, phòng cảnh sát điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra, sau đó Uỷ ban nhân dân phường đã cử người ra thu tiền bến bãi và bọn Minh không được thu nữa. Do đó Minh đã xin phép Lai Em cho mình thu riêng tiền bảo kê 3 ô cá. Đó là ô Năm “mọi” thu 600.000 đồng/tháng, ô Hùng Nho thu 200.000 đồng/tháng, ô Mai thu 100.000 đồng/tháng. Hàng tháng Minh giao cho Thơm “đui” đi thu số tiền này về giao cho Minh, mỗi tháng Minh chia cho Thơm “đui” 200.000 đồng.
Châu Phát Lai Em khai: để thu được tiền bảo kê các ô cá, Lai Em cho Minh và đàn em của Minh quậy phá các ô cá, để các chủ ô cá phải nhờ Lai Em can thiệp, do đó Lai Em yêu cầu họ phải nộp tiền hàng tháng. Lai Em trực tiếp thu tiền của các ô cá Tâm, Hoa San, Ngọc, Năm “mọi”, Hồng Lệ, Hai Bòn mỗi ô 1.000.000 đồng/tháng, còn các ô khác để Minh thu. Ngoài ra Minh còn xin phép Lai Em thu thêm tiền bến bãi và Lai Em đã đồng ý cho Minh thu mỗi xe từ 20.000 đến 30.000 đồng. Mỗi ngày, Minh thu được khoảng 50 xe, do đó Minh thu mỗi tháng được khoảng từ 30 đến 40 triệu đồng, số tiền này Lai Em để Minh giữ, nhưng khai nào cần tiền thì Lai Em bảo Minh đưa và trung bình hàng tháng Minh đưa cho Lai em khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, Lai Em còn khai khi các nhà hàng khai trương thì Lai Em cho đàn em đến quậy phá, sau đó Lai Em đến dàn xếp và đòi tiền bảo kê. Cụ thể đã bảo kê cho khách sạn Phong Phú, Vy Vy,Việt Thanh, Việt Thanh và quán Hai Lúa, mỗi tháng thu 900.000 đồng.
Lê Văn Thơm (tức thơm “đui”) khai: Đã cùng với Trần Văn Minh đi thu tiền các ô cá như Minh đã khai, ngoài ra hàng tháng theo chỉ đạo của Trần Văn Minh, Thơm đã thu tiền ở ô Năm “mọi” thu 600.000 đồng/tháng, ô Hùng Nho thu 200.000 đồng/tháng, ô Mai thu 100.000 đồng/tháng. Hàng tháng Minh giao cho Thơm “đui” đi thu số tiền này về giao cho Minh, mỗi tháng Minh chia cho Thơm “đui” 200.000 đồng/tháng. Sau khi Minh bị bắt thì không thu nữa và thực tế Thơm đi thu khoảng tiềnnayf được 12 tháng.
Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, ghi lời khai của những người bị hại, cúng như thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can. Nay đã có đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội của các bị can như sau:
– Đối với Trần Văn Minh và Lê Văn Thơm
Cơ quan điều rea đã ghi lời khai của 31 chủ ô cá, các chủ ô cá đều xác định theo yêu cầu của cảnh sát khu vực và tổ dân phòng, trong đó có Trần Văn Minh thu mỗi tháng đã nộp 120.000 đồng cho nhóm Minh “cuội” gọi là tiền bảo vệ và nộp từ thời anh Phương làm cảnh sát khu vực cho đến nay. Mỗi xe ô tô khi vào chợ cũng phải nộp tiền cho Minh, xe lớn nộp 30.000 đồng, xe nhỏ nộp 20.000 đồng, nếu không nộp sẽ bị gây khó khăn như không cho xư vào sớm làm cho cá bị ươn khó bán. Các chủ ô cá đều xác định biết phải nộp các khoản tiền này là vô lý nhưng vẫn phải nộp vì sợ bị gây khó khăn trong việc buôn bán cá ở chợ.
Về 3 ô cá , Minh khai có thu tiền bảo kê riêng thì chủ ô cá Năm “mọi” khai ngoài số tiền 120.000 đồng phải nộp hàng tháng thì còn phải nộp cho Minh 300.000 đồng và nộp được khoảng 24 tháng, chủ ô cá Hùng Nho khai ngoài số tiền 120.000 đồng hàng tháng thì còn phải nộp cho Minh 200.000 đồng và nộp được khoảng 12 tháng, Chủ ô cá Mai khai chỉ nộp 120.000 đồng tiền bảo kê cho nhóm Minh, ngoài ra không phải nộp khoản tiền riêng nào cho Minh.
Các ông Phương,Biết , Hùng ( Cảnh sát khu vực phụ trách tổ dân phòng) cũng xác định đã chỉ đạo cho tổ dân phòng thu khoản tiền này theo thoả thuận với các chủ ô cá , rồi chia cho các anh em trong tổ. Việc thu và chi này hàng tháng đều trình báo cáo cảnh sát khu vực. Hiện nay, ông Ninh Văn Hùng – cảnh sát khu vực đã nộp cho ban chỉ huy công an phường Cầu Ông Lãnh 1 cuốn sổ “thu tiền bảo vệ ô cá”, Ban chỉ huy công an phường đã nộp quyển sổ này cho công an điều tra. Nội dung trong cuốn sổ phản ánh việc thu tiền hàng thángcuar các chủ ô cá và việc phát lương trong tổ dân phòng từ tháng 12.1999 đến 2.2002. Tháng thu nhập thấp nhât là 26 ô, cao nhất là 34 ô, khi nộp tièn các chủ ô đều kí vào sổ, số tiền thu được hàng tháng và chia cho 8 người là Trần Văn Minh (Minh “cuội”), Lê Văn Thơm (Thơm “đui”), Lâm Trung Phàn,Lê Văn Hùng, Nguyễn Kiểm Bình, Trần Văn Xinh, Lê Công Đông, Nguyễn Văn Long( có tháng chia 7 người, có tháng chia 6 người, nhưng Minh, Thơm, Phàn ,Hùng,Xính là cố định), tháng cao bọn Minh được hơn 600.000 đồng, tháng thấp bọn Minh được 300.000 đồng, Hàng tháng sổ được trình cho anh Hùng xem, có tháng anh Hùng ký, có tháng không.
– Xác minh tại công an và uỷ ban nhân dân phường Cầu Ông Lãnh xác định: Công an và Uỷ ban nhân dân phường không có chủ trương cho thu khoản tiền 120.000 đồng của các chủ ô cá và cũng không biết có việc thu khoản tiền này. Cảnh sát khu vực và tổ dân phòng của Minh đi thu khoản tiền này là sai. Hiện nay chỉ thu được danh sách phát lương năm 2000 và năm 2001 của Uỷ ban nhân dân phường Cầu Ông Lãnh, còn danh sách lương các năm 1999 trở về trước Uỷ ban nhân dân không thu được, vì lí do Uỷ ban nhân dân không lưu trữ vì các đồng chí lãnh đạo trước chuyển công tác không giao lại. Theo danh sách phát lương này thì hàng tháng Uỷ ban nhân dân phường Cầu Ông Lãnh đã trả lương cho mỗi dân phòng chuyên trách là 500.000 đồng: Trần Văn Minh (Minh “cuội”), Lê Văn Thơm (Thơm “đui”), Lâm Trung Phàn,Lê Văn Hùng, Trần Văn Xinh là dân phòng chuyên trách.
Về việc thu tiền bến bãi mỗi xe từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng, năm 1997 cơ quan cảnh sát điều tra công an Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đã điều tra xác minh và xác định trước đây thời đồng chí Phương là cảnh sát khu vực thì đồng chí Phương chỉ đạo cho đi thu tiền về để phát lương cho các tổ viên. đến thời điểm đồng chí Biết làm công an khu vực việc thu tiền xe có sự chỉ đạo của đồng chí Khoa là chủ tịch uỷ ban nhân dân phường lúc bấy giờ. Đến năm 1998 thì Uỷ ban nhân đan phường không cho tổ dân phòng thu nữa mà cử cán bộ phường đến thu đưa vào quỹ an ninh quốc phòng của phường.
Căn cứ vào lời khai của bị can Trần Đức Minh, Lê Văn Thơm, và lời khai của người bị hại thấy có đủ cơ sở xác định Minh và Thơm đã cưỡng đoạt tài sản của chị Lê Thị Lắm (Năm “mọi”) 7.200.000 đồng và của chị Đặng Thị Kim Nho là 2.4000.000 đồng bằng hình thức nhận bảo kê. Tổng số tiền đã cưỡng đoạt của chị Lắm và Nho là
9.600.000 đồng. Ngoài ra trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện Minh và đồng bọn còn thu tiền các xe chở cá vào chợ, thu 120.000 đồng/tháng của các ô cá như đã nêu ở trên. Song thấy không đủ yếu tố cấu thnahf tội cưỡng đoạt tài sản mà hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản cần phải xem xét và xử lý. Do vụ án có rất nhiều bị can, thời hạn điều tra có hạn, mặt khác nhận thấy hành vi “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” này không liên quan gì đến hoạt động phạm tội của Năm cam và có thể đưa xét xử sau như một vụ độc lập, do vậy cơ quan điều tra đã tách hành vi này để xử lý sau.
Trần Văn Minh và Lê Văn Thơm là dân phòng của phường Cầu Ông Lãnh, là những người được Uỷ ban nhân dân phường giao nhiệm vụ bảo vê an ninh trật tự của khu vực chợ cá. Song bọn chúng đã lợi dụng vị trí của mình thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của các hộ buôn bán cá tại chợ bằng thủ đoạn quậy phá, xin tiền, xin cá gây mất an ninh trật tự, làm cho quần chúng nhân dân hoang mang, lo sợ, mất niềm tin vào chính quyền địa phương. Hành vi
của Minh và Thơm đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản, tội danh được quy định tại khoản 2, điều 135 BLHS cần được xét xử nghiêm khắc.
Hành vi cưỡng đoạt tài sản của Dương Ngọc Hiệp
Bị can Châu Phát Lai Em khai: thoe chỉ đạo của Năm cam, Lai Em đã nhiều lần trực tiếp đưa Hiệp đến nhà hàng Phương Đông và đến vũ trường Metropolis để Hiệp nhận tiền bảo kê cho Năm cam. Khi đến nơi thì Lai Em ở ngoài để Hiệp vào trong nhận tiền bảo kê. Đấu tranh với Hiệp thì Hiệp không khai nhận hành vi này, cơ quan điều tra đã xác minh, ghi lời khai của nhà hàng Phương Đông và vũ trường Metropolis, nhưng các nhà hang và vũ trường đều không thừa nhận đã nộp tiền bảo kê cho Năm cam hoặc bất kể ai khác. Do đó , chưa có cơ sở kết luận Hiệp cưỡng đoạt tài sản của các nhà hàng, vũ trường này.
Mặc dù vậy nhưng hiện nay bị can Hứa Văn Em đã có đơn tố cáo Dương Ngọc Hiệp đã cưỡng đoạt của Hứa Văn Em khoảng 8 triệu đồng bằng hình thức đưa khách đến ăn, nghỉ tại khách sạn Phong Phú của Hứa Văn Em rồi không thanh toán tiền. Do Hứa Văn Em biết Hiệp là con rể Năm cam , một đối tượng giang hồ có tiếng nên không dám đòi tiền của Hiệp.
Đấu tranh với Hiệp thì Hiệp rất ngoan cố, khai báo quanh co, hiện nay Hiệp mới chỉ khai nhận là đã nhiều lần đưa bạn gái đến ăn, nghỉ ở khách sạn Phong Phú nhưng lại khai các lần này Hiệp đều thanh toán đầy đủ.
Với các tài liệu chứng cứ nêu trên thấy đủ cơ sở kết luận Dương Ngọc Hiệp phạm tội cưỡng đoạt tài sản, giá trị cưỡng đoạt tài sản là 8 triệu đồng, còn việc Hiệp khai đã thanh toán đầy đủ là nguỵ biện, ngoan cố để trốn tránh tội lỗi mà y gây ra. Hành vi này cần phải truy tố trước pháp luật, còn đối với hành vi thì không đủ cơ sở kết luận, nên cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã đình chỉ điều tra đối với bị can Dương Ngọc Hiệp về hành vi đánh bạc.
Sau khi Dương Ngọc Hiệp bị bắt giữ, cơ quan điều tra nhận được nhiều đơn thư tố cáo Hiệp là tay chân đắc lực của Năm cam, được Năm cam giao nhiệm vụ đi thu tiền bảo kê tại các nhà hang, vũ trường, các quán cà phê trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do sợ bị trả thù nên các điểm mà Dương Ngọc Hiệp thường xuyên đến thu tiền không dám tố giác hành vi phạm tội của chúng. Qua đấu tranh xét hỏi, Hiệp và đồng bọn rất ngoan cố, không chịu khai báo và nhận tội. Cơ quan điều tra chỉ có chứng cứ xác định Hiệp có hành vi cưỡng đoạt 8 triệu đồng của khách sạn Phong Phú bằn thủ đoạn đến ăn nghỉ nhưng không trả tiền. Hành vi của Dương Ngọc Hiệp đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản, tội danh được quy định tại khoản 2, điều 135 BLHS cần được xét xử nghiêm khắc.
Đối với Châu Phát Lai Em
Trong 31 ô chủ cá chỉ có một chủ ô cá anh Văn Công Hoà khai: Lúc đầu đi thu tiền có Lai Em đi cùng với bọn Minh “cuội” đến từng ô cá bắt phải nộp tiền bảo vệ 120.000 đồng/tháng, còn các chủ ô khác không nhớ Lai Em hay không. Đã ghi lời khai của chủ ô cá Tâm, Hoa San, Ngọc, Năm “mọi”, Hồng Lệ, Hai Lệ là những ô cá mà Lai Em khai thu tiền bảo kê mỗi tháng một triệu đồng, thì các ô cá này đều khẳng định hàng tháng chỉ phải nộp tiền bảo vệ cho nhóm Trần Văn Minh chứ hoàn toàn không nộp tiền bảo kê cho Lai Em.
-Xác minh về khách sạn mà Lai Em đã khai nhận là bảo kê thì khách sạn Vy Vy, Việt Thanh, Việt Hùng và quán Hai Lúa đều xác định là không nộp tiền bảo kê cho Lai Em. Riêng chỉ có khách sạn Phong Phú là có đơn tố cáo Lai Em cưỡng đoạt tài sản bằng hình thức nhiều lần đến ăn, nghỉ ở khách sạn không trả tiền. Cụ thể vào năm 1995, khách sạn Phong Phú được đưa vào sử dụng , thời gian đầu không có việc gì xảy ra, nhưng sau đó có một số thanh niên đến quậy phá, làm cho không thể kinh doanh được nên Hứa Văn Em là chủ khách sạn phải nhờ Lai Em thu xếp. Sau khi được Lai Em nhận lời giúp, khách sạn không bị quấy phá nữa. Sau đó Lai
Em thường dẫn bạn dến khách sạn ăn , nghỉ nhưng không trả tiền, chủ khách sạn vì sợ nên không dám đòi, số tiền mà Lai Em ăn, nghỉ không trả khoảng 16 triệu đồng.
Hiện nay bị can Châu Phát Lai Em cũng đã khai dùng thủ đoạn cho một số đàn em đến quậy phá một số nhà hàng, khách sạn để các nhà hàng, khách sạnphair nhờ Lai Em can thiệp , thông qua việc này mà bắt các nhà hàng, khách sạn phải chi tiền bảo kê hàng tháng. Một trong những khách sạn mà Lai Em cho đàn em đến quậy phá để nhận bảo kê có khách sạn Phong Phú của Hứa Văn Em. Căn cứ vào đơn tố cáo của Há Văn Em , cũng như lời khai nhận của bị can Châu Phát Lai Em thấy đã có đủ cơ sở kết luận Châu Phát Lai Em phạm tội cưỡng đoạt tài sản, số tiền đã cưỡng đoạt là 16 triệu đồng, còn đối với nhà hàng, khách sạn khác không đủ cơ sở kết luận.
Châu Phát Lai Em là một tên tội phạm hình sự có nhiều tiền án, tiền sự về tội giết người, cố gây thương tích, có nhiều thủ đoạn chạy các cơ quan pháp luật để giảm nhẹ tội lỗi mà y gây ra. Do vậy, mỗi lần sau khi ra tù, y lại càng lộng hành hơn, táo bạo hơn. Quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ đã khẳng định Châu Phát Lai Em là một tên cầm đầu một số băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” ở khu vực quận 1 dưới chướng của Năm cam. Đàn em của Năm cam bao gồm Hoà búa, Minh Hồ, Ngọc sọ não, Dũng sọ dừa, Minh đen… Mọi hoạt động của các đối tượng hình sự này đều phải đến xin phép ý kiến của y hoặc nhờ y đứng ra dàn xếp. Bọn chúng thực hiện hành vi bảo kê, cưỡng đoạt tài sản tại các khu vực chợ, khách sạn, nhà hàng, vũ trường trong quận 1. Hành vi của bọn chúng hoạt động trong thời gian dài, gây hoang mang, mất lòng tin đối với quần chúng nhân dân trên địa bàn rộng lớn tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Do bản tính côn đồ hung hãn nên quần chúng nhân dân ở khu vực này rất sợ hãi bọn chúng, vì vậy khi tiến hành điều tra về các hoạt động phạm tội của Lai Em và đồng bọn, nhiều nhân chứng , bị hại đều không dám tố giác các hoạt động phạm tội mà chúng gây ra. Do đó quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn, cơ quan điều tra chỉ chứng minh được hành vi cưỡng đoạt tài sản của Lai Em tại khách sạn Phong Phú , chiếm đoạt 16 triệu đồng. Tuy số tài sản Lai Em chiếm đoạt có giá trị nhỏ, song thực chất Lai Em là một đối tượng nguy hiểm, tạo điều kiện cho đàn em dựa vào vị thế của Lai Em để thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, hành vi cưỡng đoạt tài sản của Lai Em cần phải xử lí nghiêm minh trước pháp luật. Ngoài ra, cơ quan cảnh sát điều tra còn khởi tố các hành vi khác của Lai Em và đề nghị xử lí trước pháp luật.
Hành vi của Châu Phát Lai Em đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.
Hành vi cưỡng đoạt tài sản của Trần Văn Tâm
Qua đấu tranh khai thác, bị can Trần Văn Tâm đã khai nhận hành vi cưỡng đoạt tài sản của một số chủ vựa cá bằng hình thức đến xin tiền, xin cá. Nếu không cho thì Tâm sẽ quậy phá để không bấn được hàng. Đặc biệt, vào 1996 Tâm có đi thu tiền bảo kê của 8 chủ ô cá, mỗi ô 200.000 đồng, thu được một tháng thì bắt đi cai nghiện. Để làm rõ lời khai của Tâm, cơ quan điều tra đã ghi lời khai của 31 chủ ô cá thì có 9 chủ ô cá khẳng định đã bị Trần Văn Tâm cưỡng đoạt cá và tiền bằng hình thức đến xin, nếu không cho thì sợ Tâm quậy phá. Khi xin cá thì Tâm chỉ nói cho xin con cá rồi không cần chủ ô có đồng ý hay không , Tâm đã tự lấy (không nhớ bao nhiêu lần).
Lê Thị Kim Hùng khai: Tâm rất nhiều lần đến xin tiền, không xin cá (không nhớ bao nhiêu lần), Hà Thị Đạo khai: Tâm đến xin tiền , xin cá rất nhiều lần, lần cao nhất thì cho 100.000 đồng, lần thấp thì cho 20.000 đồng. Khi đến xin thì Tâm luôn nói “hôm nay muốn giết người” rồi sau đó mới xin (không nhớ bao nhiêu lần).
Nguyễn Thị Ngọc Nhạn khai: Tâm nhiều lần đến xin tiền, xin cá; mỗi lần xin tiền thì cho từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng (không nhớ bao nhiêu lần).
Nguyễn Văn Bình khai: Tâm đã nhiều lần đến xin tiền, xin cá nhưng không nhớ bao nhiêu lần.
Phạm Hữu Danh khai: Tâm đến xin tiền nhiều lần, mỗi lần cho Tâm từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng. Trần Văn Dũng khai: Tâm đến xin tiền nhiều lần, mỗi làn cho Tâm từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng. Lê Văn Đậu khai: Tâm đến xin tiền nhiều lần, mỗi lần cho Tâm từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.
Bị can Trần Văn Minh là anh của Trần Văn Tâm cũng khai Tâm là một đối tượng nghiện hút, đã bị đưa đi cai nghiện bắt buộc, và thường hay quậy phá ở chợ. Để có tiền chi tiêu, Tâm đến các chủ ô cá xin tiền, các chủ ô cá sợ Tâm quậy phá nên phải cho, có vài lần Minh biết nên đã đuổi Tâm.
Với lời khai nhận tội của Tâm, kết hợp với lời khai của các chủ ô cá thấy Trần Văn Tâm đã dùng thủ đoạn đe doạ để cưỡng đoạt tài sản của 11 chủ ô cá ở Cầu Ông Lãnh. Hiện nay các chủ ô cá đều khai đã kinh doanh ở chợ hàng chục năm nay và đã nhiều lần Tâm đến cưỡng đoạt bằng hình thức xin đểu, mỗi lần Tâm đến xin thì các chủ ô cá ít nhất phải cho Tâm 20.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng. Như vậy có thể xác định số tiền mà Tâm đã cưỡng đoạt của các chủ ô cá lên đến hàng chục triệu đồng.
Tuy số tài sản mà Trần Văn Tâm chiếm đoạt không lớn,song hành vi của y đã diễn ra trong thời gian dài, thể hiện sự coi thường luật pháp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, gây bất bình trong quần chúng nhân dân.
Hành vi phạm tội của Trân Văn Tâm đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản, tội danh được quy địnhtại khoản 2, điều 135 BLHS cần được xử lý nghiêm mình.